Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi: Đâu là cách điều trị an toàn và hiệu quả ngay tại nhà?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều bố mẹ lo lắng không biết phải xử lý thế nào tại nhà khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi. Bố mẹ hãy rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý, tắm nước ấm, bổ sung đủ nước và day huyệt nghinh hương cho bé nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi 

Mũi được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp nên mọi tác động từ môi trường như thời tiết, hóa chất, dị vật, bụi bẩn hay viêm nhiễm,... đều có thể khiến mũi bị kích ứng dẫn đến chảy nước mũi. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị chảy nước mũi nhất do phế tạng của bé chưa hoàn thiện. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi:

1. Chất gây dị ứng

Bé có thể bị kích ứng và chảy nước mũi do tác động của các chất gây dị ứng như:

  • Bụi
  • Khói thuốc lá, khói hóa học,...
  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Lông thú nuôi
  • Sữa, thức ăn, thuốc men khi bị chảy vào mũi

Khi bị dị ứng, ngoài hiện tượng chảy nước mũi trong, bé còn có các triệu chứng khác như hắt hơi, khịt mũi, ho khan, khò khè, sốt, chảy nước mắt hay ngứa mắt,... Nếu không được điều trị hoặc xử lý các chất gây dị ứng khỏi môi trường nơi bé sống, bé có thể bị chảy nước mũi trong nhiều tuần liền hoặc thậm chí vài tháng.

2. Cảm lạnh, cảm cúm

Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Thời tiết thay đổi đột ngột cộng thêm hệ miễn dịch của bé chưa trưởng thành nên rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Trong suốt năm đầu đời, bé có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 10 lần.

Các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm ngoài chảy nước mũi còn có sốt, ho, hắt hơi, chán ăn, người lừ đừ, mệt mỏi hơn bình thường.

3. Trong mũi có dị vật

Trẻ nhỏ rất tò mò và thỉnh thoảng có thể để các vật nhỏ như hạt, đậu, ngô, nút áo, viên bi, giấy, xốp, sỏi, đồ chơi,... vào trong mũi. Điều này gây nên hiện tượng chảy nước mũi, nhưng thường chỉ có một bên mũi bị ảnh hưởng.

Khi thấy các dấu hiệu như trẻ thở khò khè, nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi sưng lên và bé hay quấy khóc khi va chạm vào mũi,... ba mẹ cần kiểm tra ngay xem trong mũi bé có dị vật gì hay không. Nếu không thể dễ dàng để lấy ra, ba mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và lấy dị vật ra ngoài một cách an toàn cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, bố mẹ phải xử lý thế nào?

Dưới đây là một số cách xử lý đơn giản ba mẹ có thể thực hiện tại nhà khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi:

1. Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý không chỉ giúp trẻ làm sạch mũi mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nếu trẻ chỉ chảy nước mũi màu trắng trong thì ba mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý 0,9% cho con mỗi ngày từ 4 - 5 lần. Cách vệ sinh mũi cho bé sơ sinh như sau:

  • Ngâm nước muối trong nước ấm
  • Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngả về sau và phải thấp hơn phần chân của bé
  • Tiến hành nhỏ khoảng 3 - 4 giọt vào một bên mũi và đợi trong vòng 30 giây để nước muối làm cho chất nhầy trong mũi loãng ra
  • Dùng dụng cụ hút mũi để hút hết phần đờm nhớt trong hốc mũi ra
  • Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại

2. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, bố mẹ hãy cho con uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước trái cây,... Nếu trẻ còn bú mẹ, hãy tăng cử bú cho con, đặc biệt mẹ nên hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo trong thời gian cho con bú. Với bé đã ăn dặm, mẹ hãy ưu tiên các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp,... để dịch nhầy trong mũi loãng ra, từ đó mẹ sẽ dễ vệ sinh cho bé hơn.

3. Tắm nước ấm cho trẻ

Cho trẻ tắm nước ấm giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi rất tốt. Để tăng hiệu quả, ba mẹ có thể pha thêm chút nước cốt gừng, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu chàm,... để tắm cho bé. Tính ấm nóng và khả năng kháng khuẩn của chúng giúp làm loãng dịch nhầy, đồng thời kích thích lưu thông máu lên mũi, giúp lỗ mũi trẻ thông thoáng hơn.

Khi tắm cho bé, ba mẹ lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Pha nước với độ ấm vừa phải
  • Tắm cho trẻ trong phòng kín, không có gió lùa
  • Không tắm quá lâu để tránh khiến bé bị cảm lạnh
  • Có thể pha thêm chút tinh dầu vào trong nước tắm để đạt được tác dụng tốt hơn.

4. Giữ ấm cho bé

Thân nhiệt lạnh có thể khiến bé bị cảm và chảy nước mũi. Vì vậy, hãy nhớ phải luôn giữ ấm cho con bằng cách mặc quần áo ấm, mang tất cho con khi ngủ, đội nón, quàng khăn kín cho bé khi ra gió,...

Ngoài ra, ba mẹ có thể massage dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân  hoặc phần lưng và ngực của bé để làm ấm cơ thể cho bé.

5. Day huyệt nghinh hương

Huyệt này nằm ở 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Khi bé bị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,... ba mẹ dùng đầu ngón tay day bấm huyệt này trong 1 - 2 phút giúp thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,... Mỗi ngày hãy day huyệt nghinh hương cho trẻ 5 - 7 lần tùy theo mức độ bệnh và chú ý không nên dùng lực quá mạnh ba mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Vừa rồi là những cách giúp cải thiện tình chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bệnh kéo dài quá lâu mà không khỏi, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời bạn nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy