Trẻ sơ sinh bị táo bón - Mẹ phải làm gì để con hết bệnh, ăn ngon?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng trẻ sơ sinh bị bón ngày càng phổ biến và khiến các mẹ hết sức lo lắng. Mẹ không biết phải làm cách nào để khắc phục giúp con nhanh khỏi bệnh. Đầu tiên, các bà mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó, mẹ sẽ có các giải pháp giúp trẻ bị táo bón hết bệnh, ăn ngon và nhuận tràng tốt trở lại.

Vậy thì mẹ hãy dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây được chia sẻ từ một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng nổi tiếng nhất hiện nay.

Nguyên nhân nào gây nên chứng táo bón ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài tối thiểu 1 lần/ 1 ngày. Nếu con bạn làm được điều đó thì xin chúc mừng. Bởi con bạn đã hấp thu chất dinh dưỡng và xử lý đúng cách. Nhưng nếu con bạn sau 3-4 ngày vẫn chưa đi ngoài thì phải làm sao?

Trẻ bị táo bón là do chế độ ăn uống

Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chế độ ăn uống. Mẹ có biết, ruột của bé rất nhạy cảm với một nhãn hiệu sữa bột đặc biệt. Thậm chí có thể là một loại chế phẩm đặc biệt – dạng bột hoặc cô đặc.

Trẻ sơ sinh bị bón do dị ứng sữa hoặc đậu nành

Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ sơ sinh bị bón là bị dị ứng sữa dẫn tới đầy hơi và các khó chịu khác. Các bác sĩ có thể xác định nếu em bé của bạn bị dị ứng sữa hoặc đậu nành.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do dị ứng với sữa

Bắt đầu chế độ ăn dặm là nguyên nhân gây táo bón

Khi trẻ sơ sinh đã đến thời điểm ăn dặm thì có thể gây nên sự biến đổi. Đặc biệt, trẻ ăn dặm với nhiều thực phẩm lần đầu tiên và không uống đủ nước. Điều này có thể gây nên hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Cách tốt nhất là mẹ nên hỏi bác sĩ khoa nhi về các loại thực phẩm ăn lần đầu và lượng nước uống bé cần trong 1 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị bón do thiếu nước

Nếu em bé không uống đủ, phân có thể khô hơn và cứng hơn. Thật dễ dàng để kiểm tra vấn đề này:

  • Bên trong miệng của trẻ sẽ bị khô và dính
  • Em bé của bạn sẽ đi tiểu ít hơn 6 lần một ngày
  • Nước tiểu sẽ trở nên vàng hơn và hơi có mùi

Một nguyên nhân nữa làm trẻ sơ sinh bị bón là việc bổ sung các loại vitamin và sắt. Em bé có thể sẽ đi ngoài với phân dạng bi và màu xanh đen.

Biện pháp khắc phục và giảm táo bón cho trẻ sơ sinh

Thay đổi sữa công thức

Mệ nên đổi một loại sữa công thức mới có thể giải quyết táo bón. Một số trẻ sơ sinh có phân mềm hơn khi uống sữa công thức mới. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn loại sữa mới.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng hơn

Tình trạng phân bị táo của trẻ sẽ được cải thiện khi cho con ăn dặm với dạng lỏng hơn. Nhưng mẹ nên nhớ là việc chế biến thức ăn lỏng hơn cũng trong một giới hạn cho phép. Mẹ có thể hỏi bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ hơn thực hiện sao cho đúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cho con ăn thức ăn lỏng hơn

Bổ sung nước cho trẻ

Nếu thời tiết rất nóng và em bé của bạn có dấu hiệu mất nước. Bạn có thể cho thêm một ít nước. Chú ý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung thêm nước cho con.

Dạy bé đi ngoài đúng cách

Các bé cố gắng ị thường gặp khó khăn trong việc siết chặt cơ bụng và thư giãn trực tràng cùng một lúc. Chúng vô tình siết chặt hậu môn khi cần nới lỏng nó và phân không thể ra ngoài. Vì vậy, mẹ cần cho bé thư giãn bằng cách đạp chân và nhẹ nhàng ấn đầu gối xuống bụng. Thực hiện điều đó một vài lần sẽ thấy kết quả.

Thay đổi thực phẩm

Mẹ nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Không nên chỉ cho trẻ ăn một loại thực phẩm trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, mẹ cần xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ, đạm, protein…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý, bé dưới 1 tuổi thì mẹ không được làm thuốc nhuận tràng bằng cách cho trẻ uống mật ong.

Táo bón có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm

Sau vài tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh thường ổn định thói quen đi ngoài khá tốt. Đối với trẻ bú bình, lịch trình đi ị là 1-2 lần một ngày. Trẻ bú sữa mẹ thực sự có thể bỏ qua việc đi ị trong 1 ngày hay hơn thế nữa. Thực tế, trẻ 1 tháng tuổi có thể 1 đến 2 tuần không đi ngoài.

Vậy khi nào bạn cần lo lắng với vấn đề trẻ bị táo bón? Nguyên tắc tốt nhất là gọi bác sĩ nhi khoa nếu quá 3 ngày trôi qua mà bé không đi ngoài. Hoặc có thể sớm hơn với các biểu hiện khóc yếu, mút yếu…

Nếu táo bón kéo dài hoặc em bé lười ăn, không tăng cân thì bác sĩ có chẩn đoán mắc một số bệnh dưới đây:

Suy giáp

Một tình trạng hoàn toàn có thể chữa được do tuyến giáp hoạt động kém. Nếu không được điều trị, suy giáp là một vấn đề nghiêm trọng. Vì nó có thể làm chậm sự phát triển toàn diện của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón có thể do bé bị mắc bệnh suy giáp

Bệnh phì đại tràng

Dị tật bẩm sinh này hình thành khi các dây thần kinh trong trực tràng không phát triển đúng cách. Cơ bắp trực tràng của em bé siết chặt và không thể thư giãn. Điều này ngăn chặn phân đi qua và gây tắc nghẽn đường ruột. May mắn thay, căn bệnh này có thể điều trị được bằng phẫu thuật.

Bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Một căn bệnh hiếm gặp. Nó được hình thành bởi các bào tử botulism ẩn trong đồ ngọt lỏng, chẳng hạn như mật ong…. Những thứ này chỉ an toàn cho trẻ lớn hơn 1 tuổi.

Mẹ đã hiểu rõ, trẻ sơ sinh bị bón là căn bệnh không được xem nhẹ. Chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, khi trẻ bị táo bón thì mẹ cần làm rõ nguyên nhân. Từ đó, mẹ sẽ có những giải pháp khắc phục và nên gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Theo: happiestbaby

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen