Trẻ sơ sinh ăn xong bị nấc là hiện tượng sinh lý rất phổ biến do nhiều nguyên nhân. Tuy nấc cụt không gây hại đến sức khỏe của bé nhưng sẽ khiến con cảm thấy rất khó chịu.
Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại bị nấc cụt sau khi ăn là rất cần thiết để mẹ có thể chủ động tránh. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để giúp con nhanh khỏi.
Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc sau khi ăn xong?
Trẻ nuốt quá nhiều hơi khí trong quá trình bú
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ăn xong bị nấc là do nuốt phải nhiều hơi khí trong quá trình bú. Không khí có trong bình sữa được trẻ nuốt cùng với sữa, đến khi đạt đến mức quá cao sẽ gây ra những kích thích nhẹ làm co dãn dạ dày khiến cho trẻ bị nấc.
Bú quá no
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ăn xong bị nấc là do mẹ cho bé ăn sữa quá no. Khi uống quá nhiều, lượng sữa sẽ bị ngưng tụ lại không tiêu hóa được.
Lúc này dạ dày bị dãn ra đột ngột, gây co thắt cơ hoành tạo ra hiện tượng nấc cụt.
Tư thế bú sai khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc
Tư thế và cách cho bú sai cũng có thể khiến em bé nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày, làm kích thích dạ dày và gây ra hiện tượng nấc cụt.
Uống sữa lạnh làm cho trẻ sơ sinh hay nấc
Bé uống sữa lạnh khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, khí cơ bị tăng giảm thất thường, gây ra hiện tượng trào ngược khí, khiến trẻ bị nấc cụt.
Trẻ bú sữa quá nhanh
Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền, có thể gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.
Trào ngược dạ dày thực quản
Cơ vòng thực quản của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên có thể khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, từ đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay nấc.
Trẻ sơ sinh nấc vì bị dị ứng
Một số trẻ bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ còn có thể bị dị ứng với nguồn thực phẩm nào đó mà mẹ đã ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt.
9 mẹo dân gian giúp trẻ nhanh khỏi
Đa sốt hiện tượng nấc cụt sẽ tự hết sau 5-10 phút khi cơ thể hết phản xạ kích thích. Vì vậy, bố mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.
Tuy không gây hại gì nghiêm trọng cho sức khỏe con nhưng nấc cụt sẽ khiến trẻ bị khó chịu. Vì vây, để trẻ nhanh khỏi, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:
Giúp trẻ ợ hơi
Giữ thẳng người bé, đặt cằm bé lên vai bạn rồi từ từ vuốt lưng xuôi xuống. Mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé. Động tác vỗ nên nhẹ nhàng mà dứt khoác, tránh vỗ quá mạnh hoặc vỗ nhiều lần nhẹ.
Cách này giúp trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, làm giảm kích thích dạ dày gây nấc cụt. Bên cạnh đó, việc này còn giúp trẻ giảm nôn trớ và tiêu hóa tốt hơn.
Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc cánh mũi bé
Dùng 2 ngón tay bịt hai bên lỗ tai trẻ hoặc trong khoảng nửa phút rồi thả ra. Ngoài ra, mẹ có thể thử bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại trong 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.
Thay đổi tư thế bú bình của trẻ
Hãy thay đổi tư thế cho con bú để hạn chế lượng không khí mà bé nuốt phải. Tham khảo 4 tư thế cho con bú đúng cách tại đây.
Kiểm tra núm vú bình sữa
Núm vú quá lớn cũng có thể khiến bé nuốt nhiều không khí khi bú. Vì vậy, mẹ hãy kiểm tra xem núm vú bình sữa có bị thủng hoặc rách khiến không khí tràn vào hay không nhé.
Không để trẻ bú quá no
Trong trường hợp trẻ bị nấc khi đang bú, hãy cho trẻ nghỉ và tiếp tục bú khi đã hết nấc. Để ngăn ngừa nấc thường xuyên, hãy cho trẻ ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tránh để bé đói quá rồi cho bú một lần quá nhiều vì như thế bé sẽ nuốt phải nhiều hơi do bú vội. Từ đó gây ra tình trạng nấc cụt.
Cho bé uống nước từ từ
Ba mẹ cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đủ.
Khóc cũng có thể khiến trẻ hết nấc
Nếu như trẻ có thể khóc ngay thì sẽ làm giãn thần kinh thực quản và ngưng được các kích thích lên cơ hoành khiến cho trẻ hết nấc.
Rơ lưỡi cho bé
Nếu bé đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một ít đường hoặc mật ong vào lưỡi bé. Vị ngọt sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
Dùng lá trầu trị nấc cụt
Theo dân gian, lấy đuôi lá trầu không dán lên trán giữa 2 đầu lông mày của trẻ có thể khiến trẻ nhanh hết nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Nếu tình trạng trẻ sơ sinh ăn xong bị nấc xảy ra thường xuyên và kéo dài, hoặc bé nấc cụt kèm theo các triệu chứng như nôn trớ liên tục khi ăn, biếng ăn, khó chịu, quấy khóc dữ dội,… ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹo vặt chữa các bệnh thông thường không cần thuốc
- Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!
- 13 lý do tại sao bé khóc sau khi cho bú