Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng khiến các mẹ lo lắng không nguôi. Đây không phải tình trạng nguy hiểm nhưng lại làm bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Bố mẹ cần nhận biết dâu hiệu bệnh cũng như hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết kịp thời nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng
Trước khi tìm cách chữa, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh đầy bụng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng hầu hết đều do hệ tiêu hóa còn yếu. Điều này dẫn đến protein từ sữa mẹ/ sữa công thức không được tiêu hóa hoàn toàn. Hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá tải. Đường lactose tích tụ lại sẽ làm cho trẻ dễ bị đầy bụng.
Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ thì thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mẹ cũng gây tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ. Do mẹ ăn quá nhiều các loại rau củ quả khó tiêu, dễ gây đầy hơi như bắp cải, đậu, súp lơ, yến mạch… các thành phần trong đó sẽ đi vào sữa khiến bé bị đầy bụng vô cùng khó chịu.
- Chế độ ăn uống của mẹ
- Thay đổi chế độ ăn đột ngột
- Không dụng nạp lactose trong sữa
- Di ứng với protein trong sữa
- Dùng kháng sinh hoặc thuốc
- Trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng
Những trẻ nhỏ từ 1 – 3 tháng sau sinh thường hay bị đầy hơi. Nếu bố mẹ không tìm cách chữa cho bé kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những lúc đó, bé thường có những biểu hiện ra bên ngoài như vặn người. Như co 2 chân lên trên và đạp chân xuống giường nhiều lần. Khi sờ bụng bé, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cảm giác căng cứng bất thường. Bên cạnh đó, trẻ còn có những dấu hiệu dưới đây:
Xì hơi liên tục
Trẻ 1 tháng tuổi thường xì hơi khoảng 15 -20 lần/ngày. Nếu quan sát thấy bé xì hơi nhiều hơn con số này thì nhiều khả năng trẻ đang bị đầy bụng, khó tiêu.
Trẻ khó ngủ
Trẻ bị đầy bụng thường rất khó chịu trong bụng. Việc này sẽ làm bé khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn bình thường, thường xuyên thức giấc nửa đêm.
Trẻ ợ hơi nhiều hơn bình thường
Ợ hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy không khí tích tụ từ dạ dày ra ngoài. Ợ hơi là một hoạt động có lợi cho quá trình tiêu hóa. Thế nhưng, nếu trẻ không thể ợ hơi bình thường hay ợ hơi nhiều lần trong ngày sẽ dễ đẩy thức ăn ra ngoài. Và đây là dấu hiệu nhận biết bé đang bị đầy bụng.
Nôn trớ
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cũng là một trong những triệu chứng bé đang mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn trớ là hiện tượng thường rất dễ xảy ra. Đa số trường hợp trẻ bị nôn trớ đều sẽ đi kèm với ợ hơi sau mỗi lần bú xong. Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ này có thể bắt nguồn từ sữa công thức.
Chướng bụng
Khí thừa tích tụ trong ruột và dạ dày của bé sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, làm gia tăng áp lực bên trong và dẫn đến đầy bụng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
3. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải chữa bằng cách nào?
Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng nhưng cũng có nhiều cách mẹ có thể áp dụng để chữa đầy bụng cho bé yêu. Mỗi cách sẽ phù hợp với một độ tuổi và giai đoạn phát triển nhất định của bé. Dưới đây là 5 cách giúp mẹ khắc phục tình trạng đầy bụng cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ an toàn, dễ thực hiện nhất và có thể phù hợp với hầu hết các bé mà mẹ có thể tham khảo.
Cách 1: Massage bụng cho bé
Sau khi bé ăn được khoảng 30 phút, mẹ hãy dùng các ngón tay xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé yêu. Để giảm việc chà sát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, mẹ có thể dùng thêm dầu massage. Việc này vừa giảm đau, vừa giúp bé thêm thư giãn, thoải mái, giảm cảm giác khó chịu vì bị đầy bụng.
Cách 2: Giúp bé xì hơi
Mẹ hãy giúp bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc mẹ bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Sau đó, mẹ dùng tay vuốt lưng cho bé xì hơi dễ hơn.
Khi thực hiện cách chữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng này, mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa, nắm chặt phần chân gần đầu gối, đẩy chân lên phía ngực, chân còn lại đẩy xuống phía dưới. Mẹ đổi bên và lặp đi lặp lại động tác “đạp xe” này. Động tác này cũng giúp giảm khí trong bụng hiệu quả.
Cách 3: Chườm nóng bụng bé
Mẹ thực hiện bằng cách lấy khăn thay chườm bụng cho bé. Cụ thể: Lấy 2 chiếc khăn tay, làm ấm chúng bằng cách nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi độ nóng phù hợp và đảm bảo không làm bỏng da bé, mẹ đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng và dùng cái còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Hơi nóng và sức nặng của cái khăn sẽ giúp đẩy hơi tỏng bụng bé ra dễ dàng hơn.
Cách 4: Giúp trẻ ợ hơi
Bác sĩ khuyên mẹ nên giúp bé ợ hơi sau khi bú. Việc này để giảm triệu chứng nôn trớ, trào ngược thực quản ở các bé. Khi bé bị đầy hơi, việc này càng cần thiết. Mẹ hãy bế bé sao cho đầu bé tựa vào mẹ. Sau đó, mẹ vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi.
Ngoài ra còn nhiều cách khác mẹ có thể áp dụng hiệu quả. Như cho trẻ uống nước gừng mật ong, cho trẻ uống nước chanh…Tuy nhiên, đây là những cách chỉ có thể áp dụng được với những bé trên 1 tuổi. Mẹ cần cân nhắc kỹ khi dùng những cách này.
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh
- Chăm bé sơ sinh – những điều mẹ PHẢI biết!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!