Trẻ sinh non hay vặn mình mẹ không được chủ quan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với các bé sinh thiếu tháng là điều không hề đơn giản. Một trong những vấn đề thường gặp nhất là trẻ sinh non hay vặn mình trong lúc ngủ.

Vậy khi gặp tình huống này ba mẹ nên làm gì? Hãy cùng đọc bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Khám phá giấc ngủ của các bé sinh thiếu tháng

Thông thường trẻ từ vài tuần tuổi trở đi đều có dấu hiệu vặn mình, rướn người trong lúc ngủ. Nhưng tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở trẻ sinh non. Chuyên gia y tế nhận định rằng trẻ sinh thiếu tháng có kiểu ngủ khác với trẻ sinh đủ tháng.

Cụ thể là tổng thời gian ngủ của bé lớn hơn nhiều so với những trẻ sơ sinh khác. Bé ngủ li bì suốt cả ngày nhưng chất lượng giấc ngủ lại không sâu. Trong lúc ngủ trẻ thường xuyên cựa quậy, trở mình, gồng người và dễ tỉnh giấc.

Những điều trên đều là những biểu hiện sinh lý hết sức bình thường đối với trẻ sinh non. Tuy nhiên không nên để tình trạng này kéo dài, xảy ra liên tục. Bởi nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của cả hai mẹ con. Và từ đó nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của bé.

Trong lúc ngủ trẻ sinh non thường xuyên cựa quậy, trở mình, gồng người và dễ tỉnh giấc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quan niệm trẻ sơ sinh vặn mình của dân gian

Dân gian cho rằng trẻ sơ sinh vặn mình nhiều chứng tỏ đang phát triển và nhanh lớn. Biểu hiện trẻ vặn mình và đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút tự hết. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi.

Vì vậy, khi trẻ vặn mình người lớn thường không để ý. Ba mẹ chỉ tìm cách điều trị khi nó diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

Phương pháp điều trị quen thuộc trong dân gian là làm sạch lớp lông măng ở lưng trẻ. Nhiều người nghĩ lớp lông măng là lý do làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu và vặn mình nhiều hơn.

Nếu trẻ sinh non hay vặn mình, ọc sữa, quấy khóc nhiều, nhất là về đêm thì nên lưu ý. Đó có thể là triệu chứng của bệnh cần được điều trị. Con bạn có khả năng đang bị viêm thực quản do trào ngược.

Trẻ sinh non hay vặn mình nguyên nhân do đâu?  

Có 3 yếu tố là nguyên nhân chính khiến trẻ sinh non hay vặn mình là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác động của môi trường bên ngoài

Hệ thần kinh của trẻ sinh non thường có mức độ nhạy cảm cao. Do vậy não bộ rất dễ bị kích thích bởi những tác động từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa khả năng điều chỉnh thân nhiệt ở những tháng đầu của bé cũng rất kém.

Chỉ cần nhiệt độ phòng hơi lạnh, hơi nóng hoặc tã bị ướt cũng có thể khiến trẻ tỉnh giấc. Khi không ngủ lại được trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, vặn mình, khua chân múa tay liên tục.

Bị đói, gặp vấn đề khi bú mẹ là một trong những nguyên nhân khiến bé hay vặn mình khi ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị đói, gặp vấn đề khi bú mẹ

Trẻ sinh thiếu tháng có xu hướng ngủ rất nhiều thậm chí ngủ qua cả cữ ăn. Khi thức thì lại lơ mơ không kiểm soát được các cơ trong việc mút và nuốt sữa mẹ. Hơn nữa việc mẹ sinh thiếu tháng sẽ khiến lượng sữa sụt giảm, không đủ dinh dưỡng cho bé.

Từ đó dẫn đến tình trạng bé dễ bị đói, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc. Nhưng ngược lại mẹ cũng không nên ép trẻ bú quá no. Bởi dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ dễ bị trào ngược, ọc sữa mỗi khi trẻ vặn mình.

Bé thiếu canxi

Vặn mình, đổ mồ hôi trộm, giật mình khi ngủ là biểu hiện đặc trưng của thiếu canxi. Do thời gian nằm trong bụng mẹ quá ngắn không kịp để trẻ hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết. Sau khi chào đời trẻ sinh non thường phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những trẻ khác.

Hay gặp nhất là tình trạng thiếu canxi. Khi canxi trong máu bị thiếu cơ thể trẻ sẽ tự động chuyển canxi từ xương ra để lấp đầy. Vì vậy, trẻ luôn cảm thấy nhức mỏi, cựa quậy, vặn mình nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo đó thiếu canxi còn làm hệ thần kinh trên vỏ não bị kích thích. Nó dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không yên giấc, thường xuyên giật mình lúc nửa đêm.

Kiểm tra thường xuyên tã, đảm bảo cho bé luôn được khô ráo, sạch sẽ, ấm áp khi ngủ

Để con ngủ yên giấc, không vặn mình, quấy khóc ba mẹ cần làm gì?

Để bé yêu có được một giấc ngủ trọn vẹn, không hay vặn mình mẹ nên lưu ý:

  • Kiểm tra thường xuyên tã, đảm bảo cho bé luôn được khô ráo, sạch sẽ, ấm áp khi ngủ.
  • Mẹ phải luôn đảm bảo rằng bé đã được bú no trước khi ngủ. Điều này giúp bé không bị gián đoạn giấc ngủ.
  • Bổ sung các vi chất cần thiết để trẻ có giấc ngủ ngon. Đặc biệt trẻ sơ sinh sau khoảng 2-3 tháng sẽ rất dễ bị thiếu canxi.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhiệt của trẻ (khoảng 26 độ C).
  • Không gây tiếng ồn trong lúc trẻ ngủ.
  • Thực hiện biện pháp da kề da (kangaroo) mỗi ngày giúp trẻ ngủ ngon, giảm kích thích.
  • Tắm nắng cho bé thường xuyên để tăng khả năng hấp thu canxi.
  • Hát ru, vỗ về, xoa dịu để con cảm thấy an toàn, ngủ sâu hơn khi trẻ giật mình.

Nói tóm lại, ba mẹ cần quan sát và điều chỉnh thích hợp khi trẻ sinh non hay vặn mình. Mong rằng những điều này giúp ích cho ba mẹ trên chặng đường nuôi con khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc