Trẻ sinh non hay nấc cụt có ảnh hưởng gì không? Nếu tình trạng nấc cụt kéo dài và liên tục thì ba mẹ nên làm thế nào?
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ thường gặp ở ba tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên một số bà mẹ lại rất lo lắng vì bé con sinh thiếu tháng hay nấc cụt.
Mẹ sốt ruột khi trẻ sinh non thường hay nấc cụt kể cả trong lúc ngủ, không biết có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc mời các bạn đọc bài viết nhé!
Trẻ sinh non chỉ là phiên bản nhỏ hơn của một đứa trẻ đủ tháng
Trẻ sinh non là những trẻ được sinh trước 38 tuần. Mẹ cần có cách chăm sóc tốt hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng. Thường trẻ sinh non được nuôi trong lồng kính nửa tháng hoặc một tháng để theo dõi sức khỏe.
Thực tế thì các bé sinh non là phiên bản thu nhỏ của bé sơ sinh đủ tháng mà thôi. Và đương nhiên những hiện tượng xảy ra với bé đủ tháng cũng sẽ xảy ra với bé sinh non.
Một số thứ chúng ta hay gặp như đi ngoài nhiều lần, hay khóc, nấc cụt…
Nguyên nhân của hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt xảy ra do sự co thắt, ngắt quãng không tự chủ của cơ hoành, cơ liên sườn. Sau đó là sự đóng đột ngột của thanh môn, tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.
Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai. Phản xạ này giúp chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp để thở ngay sau khi trẻ chào đời.
Trẻ sinh non hay nấc cụt có nguy hiểm gì không?
Bé hay nấc sau khi bú và mẹ tìm đủ mọi cách cũng không giảm được hiện tượng này. Thực ra việc nấc cụt ở trẻ là vô hại, nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Mẹ không cần lo lắng khi bé nấc, một lúc sau bé sẽ hết nấc mà thôi.
Đối với các bé sinh thiếu tháng thì hiện tượng nấc cụt cũng rất bình thường. Trẻ sinh non hay nấc cụt, kể cả trong lúc ngủ, nhưng sẽ tự động hết sau một lúc.
Các mẹ không cần quá lo lắng cho bé, có thể đút cho bé uống chút nước ấm.
Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào. Nhất là sau khi sinh và sẽ giảm dần sau một tuổi. Nấc cụt thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…
Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị.
Mẹo giúp giảm nấc cụt cho bé cưng
Để giúp trẻ sinh non hay nấc cụt giảm tần suất nấc mẹ nên:
Cho bé nghỉ ngơi và ợ hơi
Nếu bé đang bú mà bị nấc thì mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời. Mẹ có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, ợ hơi cũng sẽ đỡ. Bạn nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
Sử dụng núm vú giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Để nấc tự hết
Thông thường, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé!
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục
Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt. Bé có biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước. Ba mẹ cần đút từng chút một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.
Ngăn ngừa trẻ sinh non hay nấc cụt
Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bạn còn có thể ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, rất khó để có thể ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn.
Bởi nguyên nhân bị nấc cụt ở bé không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử một số phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh:
- Mẹ hãy đảm bảo cho con có chế độ ăn đúng bữa, đúng cữ. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc mới cho bú. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc cụt.
- Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều cữ hơn.
- Nếu cho bú bình nên cho bé ợ hơi sau bú hai hoặc ba phút trong quá trình bú. Mẹ cũng nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.
- Nếu cho con bú mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú. Mẹ cần chỉnh cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.
- Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
- Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé. Chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.
Trên đây là một số thông tin trẻ sinh non hay nấc cụt cũng như nguyên nhân của nó. Mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Xem thêm:
- 9 yếu tố tiềm tàng gây sinh non
- Sanh non – nguyên nhân và các ảnh hưởng đến bé!
- Bé sinh non phát triển nhanh hơn khi nghe giọng nói của mẹ