Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý: Nhận biết và dạy sao cho hiệu quả?

Dạy dỗ một đứa trẻ bình thường trở nên ngoan ngoãn, giỏi giang đã là điều không đơn giản, thì việc uốn nắn một đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý là một thách thức không nhỏ. Các bậc phụ huynh khi đã xác định con mình mắc chứng ADHD, điều cần nhất là phải nhất quán trong cách nuôi dạy cả trong gia đình, nhà trường lẫn nơi đứa trẻ được hỗ trợ về mặt tâm lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt, thiếu kiên trì.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn được biết đến từ hơn 100 năm trước, được đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc.

  • - Giảm sự chú ý: biểu hiện bằng sự bỏ dở các hoạt động trong khi chưa hoàn thành xong. Bên cạnh đó, chúng còn thường chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm do bị hấp dẫn bởi một công việc khác.
  • - Tăng hoạt động: biểu hiện bằng các hoạt động quá mức, đặc biệt trong những trường hợp đòi hỏi sự yên tĩnh. Chúng thường chạy nhảy liên tục, hoặc đột ngột đứng dậy rời khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên, nói nhiều quá mức, gây ồn ào và cựa quậy không ngừng trong khi ngồi.
  • - Thiếu kiềm chế: biểu hiện bằng sự thiếu kiểm soát trong các mối quan hệ xã hội, sự dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, cũng như coi thường các quy tắc ứng xử.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra không chỉ do tổn thương về mặt sinh học, stress gia đình cũng là một trong những yếu tố khiến đứa trẻ dễ mắc chứng rối loạn tăng động. Tình trạng ly hôn ngày càng cao, cha mẹ làm việc suốt ngày, cha mẹ và thầy cô giáo ít quan tâm chăm sóc có thể khiến trẻ dễ bị rối loạn hơn trẻ bình thường.

Thách thức khi dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

  • Dạy dỗ một đứa trẻ bình thường trở nên ngoan ngoãn, giỏi giang đã là điều không đơn giản, thì việc uốn nắn một đứa trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý là một thách thức không nhỏ. Các bậc phụ huynh khi đã xác định con mình mắc chứng ADHD, điều cần nhất là phải nhất quán trong cách nuôi dạy cả trong gia đình, nhà trường lẫn nơi đứa trẻ được hỗ trợ về mặt tâm lý, bởi khi không thống nhất được cách dạy dỗ, mọi việc sẽ rối tung và đứa trẻ ít có cơ hội khỏi bệnh, hay rối loạn hơn.
  • Chẳng hạn khi đã áp dụng biện pháp cứng rắn thì tất cả đều phải nhất quán, tránh trường hợp mẹ nghiêm khắc, cha lại nuông chiều hoặc cha mẹ đang cố gắng dạy con thì ông bà ngăn cản, không cho… hoặc đôi khi có giáo viên không hiểu rõ tăng động là gì, xem đó như một dạng của bệnh tâm thần nên tìm cách cách ly đứa trẻ, làm cho đứa trẻ càng tăng động hơn, hay thậm chí nhiều giáo viên còn bỏ lơ luôn vì nghĩ đứa trẻ đang mắc bệnh, do đó thay vì yêu cầu trẻ đó ngồi yên viết bài thì không ngó ngàng gì đến, để mặc đứa trẻ muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi.

Không bạo lực nhưng kỷ luật

  • Với những đứa trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không nên dùng bạo lực để dạy dỗ nhưng phải có kiểm soát kỷ luật, không thả nổi để đứa trẻ nhận thức rằng hành vi nào được phép thực hiện, hành vi nào không được phép thực hiện. Dùng bạo lực chỉ khiến đứa trẻ tăng động nhiều hơn. Một khi dùng bạo lực đối với trẻ, trẻ sẽ hiểu bạo lực có thể được chấp nhận nên tính xung động của trẻ sẽ bị tác động. Tuy không dùng đòn roi, nhưng vẫn có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn như phạt đứng góc hoặc cắt giảm một số quyền lợi để đứa trẻ hiểu rằng nếu mình làm như vậy là bị mất quyền lợi.
  • Điều trị một đứa trẻ bị ADHD cần phối hợp cả 3 phương pháp gồm: thuốc, tâm lý và giáo dục, trong đó tâm lý và giáo dục đóng vai trò then chốt. Nếu các bậc phụ huynh lơ là và nghĩ rằng khi con lớn lên bệnh sẽ hết là điều vô cùng nguy hiểm. Theo bác sĩ chuyên khoa, mặc dù bệnh vẫn có thể tự khỏi 50% khi đứa trẻ lớn lên, nhưng thực tế hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng, đó là đứa trẻ có thể phải bỏ học giữa chừng do không học được, không hòa nhập với xã hội, không phát triển tâm lý một cách bình thường.
Muốn điều trị thành công một đứa trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý, trung bình mất khoảng 6 - 12 tháng và bệnh vẫn có khả năng tái phát nếu mất đi sự kiểm soát từ phía cha mẹ, nhà trường, người trị liệu.

Nguồn - TH

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis