Các lỗi xử lý sai làm trẻ nói dối như cuội
Hầu như không có ai là chưa bao giờ từng nói dối trong suốt cuộc đời của mình cả. Chúng ta gặp kẻ nói dối hàng ngày, nhưng chúng ta không biết phải làm gì khi đó lại là chính con cái của chúng ta.
Bright Side biết tại sao trẻ em nói dối và cha mẹ các em cảm thấy có lỗi với nó như thế nào.
1 – Trẻ nói dối như cuội vì biết hậu quả bị phạt khi nói thật
Thông thường, trẻ nhỏ nói dối bởi trẻ biết hậu quả của việc nói thật chắc chắn sẽ bị phạt. cha mẹ không nên phạt trẻ. Điều các bậc phụ huynh cần làm là phân tích cho trẻ hiểu được hệ quả xấu của việc nói dối, giúp trẻ giải quyết vấn đề khiến trẻ nói dối và khen ngợi trẻ nếu trẻ dũng cảm nói ra sự thật.
2 – Trẻ nói dối vì không muốn làm cha mẹ mình buồn hay thất vọng
Con yêu cha mẹ và sợ cha mẹ buồn, phiền lòng hay thất vọng nên dùng việc chối quanh co, hay nói dối. Trẻ cũng hiểu được một số hành động nhất định có thể khiến cha mẹ thất vọng nên sẽ nói dối.
Cha mẹ có thể giải thích với trẻ rằng “Mẹ sẽ không buồn phiền vì con và mẹ sẽ thực sự rất vui nếu con nói ra sự thật” và dù sự thật trẻ thừa nhận có nghiêm trọng đến đâu, hãy cố kiềm chế cơn giận trước mặt trẻ.
3 – Đối với trẻ chỉ là sự tưởng tượng
Đôi khi các em nhầm lẫn mong muốn thực tế: trẻ kể vềnhững cuộc phiêu lưu, thám hiểm trong rừng sâu của mình, nói với mọi người là mình sắp có em …. Hãy nhẹ nhàng hơn cho những lời dối trá như vậy bởi vì chúng biến mất trong dòng thời gian khi trẻ lớn lên.
Đây là kiểu “nói dối” thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi khi trẻ chưa có khả năng phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế.
4 – Nói dối vì không còn nhớ sự thật thế nào nữa (chính xác là tự nghĩ ra câu chuyện)
Trẻ nhỏ cũng có thể nói sai sự thật bởi trẻ thực sự đã quên mất sự việc vừa xảy ra và vẫn tin rằng đó là sự thật. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ 2 tuổi bị bắt phải thừa nhận đã thả cuộn giấy vệ sinh vào bồn cầu và đứa trẻ đó khẳng định không làm, có thể trẻ đơn giản không còn nhớ đã làm việc đó.
Kiểu nói dối này hoàn toàn không đáng lo ngại. Các bậc phụ huynh chỉ cần cố gắng giải thích cho trẻ một cách kiên nhẫn.
5 – Trẻ nói dối vì nghĩ như vậy là lịch sự, không tổn thương cảm xúc người nghe.
Đôi khi trẻ em nghĩ rằng nói dối là đúng, vì lịch sự, vì họ không muốn tổn thương đến cảm xúc người nghe. Ví dụ – con không thích mòn quà ấy, nhưng con vẫn khen ngợi nó.
Bạn quyết định xem con mình có hành xử theo cách khác không tùy thuộc vào bạn. Vì tất cả chúng ta đều làm những điều tương tự như thế.
Cha mẹ có thể giải thích rõ những hành động như vậy để con không tận dụng việc nói dối cho mọi việc của con, hay hiểu lầm mình được nói dối. Những lúc thể hiện thái độ lịch sự và không làm tổn thương cảm nhận của người khác là quan trọng không kém.
6 – Trẻ nói dối vì được lập trình câu trả lời mong muốn được nghe
Người lớn thường đặt câu hỏi cho trẻ và chờ đợi một câu trả lời duy nhất từ trẻ. Ví dụ, cha mẹ hỏi, “Món đấy ngon không con?” và hy vọng trẻ trả lời “Ngon ạ”. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được khắc phục, trẻ dường như bị “lập trình” để đưa ra câu trả lời thỏa mãn ý muốn của cha mẹ mặc dù đó không phải cảm nhận thật sự của trẻ.
Cha mẹ cần khuyến khích trẻ nói ra cảm nhận, suy nghĩ thật bằng những câu hỏi như: “Vậy con muốn ăn gì bây giờ nào, con yêu?” và giải thích để trẻ hiểu rằng trẻ hoàn toàn không cần nói dối chỉ để làm hài lòng người khác.
7 – Nói dối vì sợ không còn là bé ngoan nữa
Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ đoán trước được những hậu quả do hành động chưa ngoan của bản thân gây ra. Khi đó, trẻ cũng có thể lựa chọn nói dối bởi cho rằng chỉ những kẻ xấu trong câu chuyện cổ tích được nghe mẹ kể mỗi đêm mới hành động chưa ngoan và bản thân cũng sẽ trở thành kẻ xấu và bị mọi người ghét bỏ nếu nói ra sự thật.
Hãy giúp trẻ hiểu rằng con người, kể cả người tốt cũng có thể mắc lỗi nào đó, nhưng điều khác biệt giữa “người tốt” và “kẻ xấu” là người tốt biết dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước hành động do bản thân gây ra.
8 – Trẻ nói dối vì thấy người lớn cũng nói dối
Một đứa trẻ sao chép cha mẹ của mình trong mọi thứ. Sống trong môi trường xung quanh của sự dối trá, người đó cũng ngừng nói sự thật.
Cách hiệu quả nhất để giáo dục trẻ không nói dối trong trường hợp này là cha mẹ phải là tấm gương tốt của trẻ, không nên nói dối và dám nhận lỗi nếu mắc khuyết điểm.
9 – Trẻ nói dối vì không muốn người khác nghĩ mình ngốc
Nếu cha mẹ coi trẻ là những “sinh vật kém thông minh”, la mắng trẻ và đổ lỗi cho trẻ, chúng sẽ trở nên tự ti, không muốn học điều hay, điều tốt, trong đó có cả việc nói lên sự thật.
Hãy thử trò chuyện với trẻ như những người bằng tuổi, giải thích để trẻ hiểu được điều xấu, điều chưa ngoan và đừng khiến trẻ có cảm giác tội lỗi vì mọi việc bản thân gây ra. Nhờ đó, trẻ sẽ dần trưởng thành và nhận ra tầm quan trọng của sự trung thực.
Nguồn – Brightside
Biên soạn – the Asian parents Vietnam
Đọc thêm: Nói dối ở trẻ và cách xử lý theo độ tuổi