Bé thường huyên thuyên một mình có phải là dấu hiệu của chứng tăng động?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ nói chuyện một mình, có khi cứ trò chuyện với búp bê, đồ chơi, huyên thuyên không ngừng nghỉ, v.v. Những dấu hiệu này khiến không ít các mẹ cảm thấy lo lắng vì không biết có phải trẻ đang có vấn đề về tâm lý? Nhưng thật bất ngờ, bác sĩ nhi đã chỉ ra một sự thật về điều này của trẻ.

Tuổi chập chững và khả năng ngôn ngữ của trẻ

Khi con biết đi cũng là lúc vốn từ vựng đã được tích lũy từ những năm tháng đầu đời bắt đầu phát huy tác dụng thông qua lời nói.

Từ bập bẹ một vài từ, con dần chuyển sang nói được cả cụm từ và thành câu. Hỏi liên tục, huyên thuyên không ngừng nghỉ về các hiện tượng, sự vật xung quanh là đặc trưng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này.

Bằng cách bắt chước, hỏi và trò chuyện, trẻ dần dần học được sự chuyển động và diễn ra của thế giới xung quanh. Nắm vững được điều này sẽ giúp bố mẹ đánh giá được khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ đang diễn ra đúng tiến độ hay gặp trục trặc nào đó cần điều trị.

Trẻ nói chuyện một mình

Trẻ nói chuyện một mình có phải là hiện tượng bất bình thường?

Khi bước vào tuổi chập chững, trí tưởng tượng của con đã phong phú và phát triển thêm ở một mốc mới. Trẻ nghe theo mệnh lệnh của bố mẹ nhưng đồng thời con cũng có một thế giới kỳ diệu của riêng mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con ngày càng trở nên độc lập hơn trong ăn uống và suy nghĩ. Vì vậy không có gì lạ nếu mẹ phát hiện ra bé thường ở chơi một mình trong góc nhà và huyên thuyên với vô vàn các loại búp bê con yêu thích.

Vygotsky, nhà tâm lý học nổi tiếng diễn giải rằng, trẻ nói chuyện một mình được xem là một trong các mốc phát triển quan trọng về mặt ngôn ngữ. Bé chỉ có thể hoàn thiện tư duy và sử dụng tiếng nói thành thạo khi trải qua giai đoạn này.

Vậy nên nếu mẹ thấy bé huyên thuyên một mình ở lứa tuổi 2-5 này thì cũng đừng quá lo lắng mà nên hiểu rằng đây là cách để con phát triển hệ thống ngôn ngữ giao tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thì hiện tượng trẻ nói chuyện một mình sẽ biến mất?

Nhà tâm lý học Adam Winsler đã trấn an các ông bố bà mẹ rằng, hiện tượng tự nhiên này sẽ dần dần hết đi khi trẻ bước vào độ tuổi tiểu học. Tuy nhiên, nói chuyện một mình, theo các nhà ngôn ngữ lại mang đến cho trẻ nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Giúp trẻ có khả năng diễn giải cảm xúc và suy nghĩ tốt.
  • Tránh cho trẻ bị kìm nén những cảm xúc tiêu cực.
  • Con có khả năng ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Khi nào thì việc trẻ nói chuyện một mình trở nên đáng lo ngại?

Một số cha mẹ lo lắng về dấu hiệu con hay huyên thuyên một mình vì cho rằng đây là biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý, một dạng rối loạn tâm thần phức tạp đang ngày càng trở nên phổ biến với trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Tuy vậy, để kết luận được điều này phải dựa trên việc quan sát các biểu hiện khác của trẻ ngoài việc nói nhiều và huyên thuyên thường xuyên một mình. Trong đó, đặc trưng lớn nhất của trẻ bị hội chứng tăng động là trẻ thường hiếu động quá mức, có các hành vi thái quá và khả năng tập trung, chú ý rất kém.

Chính vì thế, mẹ cần quan sát các biểu hiện hàng ngày của trẻ, nếu không chắc chắn và để tránh lo lắng thái quá, hãy đưa trẻ đi khám để có được hướng dẫn đúng đắn nhất về hành vi tâm lý và phát triển của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương