Ảnh hưởng lâu dài của việc cho trẻ ngủ khi đang bú, mẹ có biết vì sao?

Trẻ ngủ khi đang bú có thể khiến đường phổi phải hoàn toàn mở để không khí đi vào, chỉ cần sơ ý cũng sẽ khiến sữa chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp và viêm phổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao? Hãy ngăn trẻ ngủ bằng cách vỗ nhẹ, nói chuyện với con, tăng ánh sáng trong phòng, không để bé bú nằm…
Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Tại sao trẻ sơ sinh vừa bú vừa ngủ?
  • Trẻ ngủ khi đang bú có nguy hiểm không?
  • Ảnh hưởng lâu dài của việc trẻ ngủ khi bú
  • Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao?
  • Cách để bé nhả ti mẹ sau khi ăn no và đã ngủ say
  • Làm thế nào giúp bé bỏ thói quen vừa bú vừa ngủ?

Tại sao trẻ vừa bú vừa ngủ?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay ngủ thiếp đi khi đang bú, nguyên nhân đến từ hệ tiêu hóa của bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng của loại hormone có tên gọi cholecystokinin kiểm soát cảm giác no và gây buồn ngủ ở trẻ sơ sinh.

Nếu tư thế bú mút của trẻ chưa đúng thì bé sẽ có khả năng ngủ thiếp đi khi bụng còn chưa no. Về lâu dài điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Mẹ có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách đảm bảo tư thế bé bú đúng. Nếu bé đang bú mà miệng vẫn phát ra tiếng kêu, điều đó có nghĩa là bé đang ngậm vú nông, mẹ cần điều chỉnh để bé ngậm ti mẹ sâu hơn.

Hệ thống thần kinh của bé sẽ điều khiển dừng phản xạ mút sau khi bé ngủ thiếp đi để tránh việc bị sặc hay nghẹn. Lúc này, ti mẹ cũng ngừng tiết sữa.

Bạn có thể chưa biết:

Đột ngột trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ! Có thật vậy không?

Vì sao trẻ ngủ khi đang bú? Ảnh minh họa Shutterstock

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ ngủ khi đang bú có nguy hiểm không?

Bé vừa bú vừa ngủ tuy không nguy hiểm nhưng các chuyên gia thường khuyên ngủ và ăn nên là hai hoạt động riêng biệt. Những bé được mẹ cho ngủ trong khi bú thường tạo thành thói quen, bé sẽ bị phụ thuộc vào mẹ mỗi khi buồn ngủ khiến cho sau này việc cho bé ngủ trở nên khó khăn, nhất là khi cai sữa.

Cho trẻ bú khi đang ngủ có tốt không? Tương tự như vậy, cho trẻ bú khi đang ngủ cũng là việc làm không được khuyến khích vì nhiều lý do:

  • Bé được cho bú khi đang ngủ sẽ không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ như lúc thức nên dễ bị sâu răng
  • Vừa nằm ngủ vừa bú khiến đường phổi phải hoàn toàn mở để không khí đi vào, chỉ cần sơ ý cũng sẽ khiến sữa chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp và viêm phổi
  • Cho trẻ bú khi đang ngủ có tốt không? Trẻ không chủ động mút sữa khi đang ngủ mà sữa được đưa 1 cách bị động vào miệng bé. Điều này dễ dẫn đến trào ngược ở trẻ gây tắc đường thở, không xử lý kịp thời có thể khiến bé tử vong.

Bác sĩ Hoàng Thanh Thủy Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng I cho biết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi ngủ gần như cả ngày nhưng đến tháng thứ 3 bé đã phân biệt được rõ ngày và đêm, ban ngày con chỉ ngủ vài giấc ngắn và ngủ chính vào ban đêm. Con vẫn có phản xạ bú khi ngủ, do đó khi mẹ đút bình hoặc ti cho bé thì bé vẫn bú, nhưng nguyên nhân không phải do con đói mà đó chỉ là phản xạ tự nhiên của bé. Hành động bé vừa bú vừa ngủ không được khuyến khích do khả năng gây sặc sữa cao hơn khi trẻ thức, ngoài ra còn làm bé giật mình thức giấc và gián đoạn giấc ngủ của bé.

Ảnh hưởng lâu dài của việc để trẻ ngủ khi bú

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ không nên cho con bú chỉ với mục đích làm cho con ngủ, điều này có thể tránh những hậu quả lâu dài như:

  • Em bé sẽ không tự trấn an được bản thân. Việc học cách tự trấn an rất quan trọng vì điều này giúp con không bị căng thẳng và ngăn ngừa tình trạng cáu kỉnh sau này.
  • Việc trẻ sơ sinh ngủ quên bú ảnh hưởng tới cả 2 hoạt động ăn và ngủ của con. Các bé ngủ trong khi đang bú thường chỉ nhận được một nửa dinh dưỡng từ lượng sữa vừa bú. Hơn nữa, nếu bé đã quen với việc này, lịch trình ăn uống của bé sẽ trở nên thất thường.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Nếu bé cứ bú vặt thất thường thì chu kỳ giấc ngủ của mẹ cũng không thể ổn định.

Tuy nhiên, thói quen ngủ trong khi đang bú hoàn toàn có thể sửa được.

Cách để trẻ không ngủ khi đang bú

Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp mẹ có thể ngăn trẻ ngủ khi đang bú:

Vỗ nhẹ: Nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng và má bé khi bé bú để hệ thống thần kinh của bé bận rộn với cảm giác khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trò chuyện với bé: Nói chuyện với con như thể mẹ đang có một câu chuyện thú vị muốn trao đổi cùng bé. Bé sẽ hào hứng lắng nghe và đôi khi còn “hợp tác” trò chuyện cùng mẹ nữa.

Cho bé bú nơi đủ ánh sáng: Nếu phòng có đủ ánh sáng, con sẽ ít cảm thấy buồn ngủ hơn.

Không cho bé vừa nằm vừa bú: Nếu mẹ cho bé vừa nằm vừa bú thì bé sẽ càng dễ ngủ trong tư thế thoải mái đó. Tốt nhất là mẹ để con bú trong tư thế nghiêng hoặc gần thẳng đứng.

Vỗ ợ hơi cho bé: Lúc tay bé buông không bám vào người mẹ nữa, mẹ có thể dừng một lát để vỗ ợ hơi cho bé trong vài giây.

Đổi bên bú: Khi thấy trẻ đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, mẹ nên đổi sang bú ngực bên kia. Nếu bé đã bú đủ hai bên mẹ có thể dừng việc bú lại và chơi đùa với trẻ một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhúc nhích đầu ti: Đơn giản hơn, mẹ hãy nhúc nhích đầu ti hoặc phá vỡ lực bú của trẻ bằng cách dùng ngón tay sạch đặt vào khóe miệng, điều này sẽ kích thích trẻ bú nhiều hơn bởi trẻ sẽ nghĩ mẹ có ý định dừng việc bú sữa của mình lại.

Lau khăn ướt: Dùng khăn ướt và ẩm lau nhẹ lên mặt, bụng, đầu và chân của trẻ giúp trẻ tỉnh táo hơn khi bú.

Nếu bé vẫn ngủ bất chấp những nỗ lực của mẹ thì mẹ có thể sử dụng một vài biện pháp khác để đánh thức bé dậy.

Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao? Mẹ hãy làm cho bé nhả ti ra, khi bé mở mắt rồi mẹ lại cho bé ti tiếp. Hoặc mẹ cũng có thể kéo áo bé lên và nhẹ nhàng xoa hoặc chạm vào lưng bé. Đừng xoa bụng vì xoa bụng bé lúc này có thể làm bé trớ. Hoặc mẹ cũng có thể cù nhẹ lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay bé hay lau mặt cho bé bằng khăn ướt, mềm. Tác dụng làm mát của nước sẽ đánh thức em bé dậy.

Mẹ cũng có thể sử dụng những cách trên để đánh thức bé trước khi cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ có thể thay tã hoặc quần áo cho con. Các chuyên gia khuyên mẹ nên luôn giữ cho con tỉnh táo trước khi cho con bú ngay từ những đầu tiên để tạo thói quen ăn uống tốt cho con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bé được nhận liều vắc-xin đầu đời giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm

Cách để bé nhả ti mẹ sau khi ăn no và đã ngủ say

Lúc bé đã ti no và ngủ say thì mẹ cần để bé nhả ti mẹ. Việc này nhằm giúp bé không phụ thuộc vào thói quen phải bú mới chịu ngủ. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Nhẹ nhàng đặt ngón trỏ sạch của mẹ vào khóe miệng bé.
  • Xoay ngón tay theo cả hai chiều cho đến khi mẹ cảm thấy con từ từ nhả ti mẹ.
  • Nhẹ nhàng đưa tay mẹ ra phía xa người để bé nghiêng ra ngoài
  • Đặt bé lên giường hoặc cũi.

Làm thế nào giúp bé bỏ thói quen vừa bú vừa ngủ?

Như đã đề cập ở trên, nếu con thường ngủ mỗi khi bú, thì có thể bé đã có thói quen này. Tuy nhiên, thói quen này không khó để bỏ và đây là một số cách để mẹ tham khảo:

1. Thiết lập thói quen ăn và ngủ riêng

Trẻ học cách liên kết các sự việc với một hoạt động khi chúng diễn ra liên tiếp và lặp lại. Bé sẽ quan sát và tập hợp các hoạt động cụ thể như tắm và đọc truyện trước khi đi ngủ.

Giúp bé bỏ thói quen ngủ khi đang bú

Trẻ sơ sinh sẽ không hiểu trình tự ngay lập tức nhưng sớm hiểu rằng tắm và nghe đọc sách có nghĩa là đã đến giờ đi ngủ. Nếu đến giờ ăn mà bé ngủ hoặc bé buồn ngủ trước giờ ăn thì mẹ hãy đánh thức bé nhé.

2. Cho bé ngậm núm vú giả

Núm vú giả giúp làm dịu bé, đôi khi thậm chí có thể giúp bé ngủ. Tuy nhiên trên thực tế, núm vú giả chỉ được các chuyên gia khuyên dùng cho những bé phụ thuộc vào việc ngậm ti khi ngủ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích mẹ cho bé ngậm núm vú giả cho đến khi thói quen bú của bé được hình thành. Các mẹ cũng đừng bao giờ cho bé nhỏ hơn một tháng tuổi ngậm ti giả. Trẻ sơ sinh có thể mút ngón tay cái khi buồn ngủ.

3. Sử dụng các cách khác để ru bé ngủ

Mẹ hoàn toàn có thể vỗ về bé bằng giọng nói nhỏ nhẹ, hát một bài hát hoặc cho bé chơi đồ chơi mình yêu thích để dỗ bé vào giấc ngủ. Vào ban đêm, giường cũi của con nên được đặt ngay bên cạnh mẹ để đảm bảo trong tầm nhìn của con luôn có mẹ. Sự hiện diện cha mẹ đôi khi là yếu tố quan trọng giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Mẹ hãy nhớ tiếp tục cho bé ăn theo nhu cầu, đồng thời duy trì giấc ngủ như hai hoạt động riêng biệt. Hình thành thói quen sớm trong độ tuổi sơ sinh sẽ giúp bé không vừa ngủ vừa bú.

Nguồn tham khảo: Bé 3 tháng tuổi chỉ bú khi ngủ là sao?  - vnexpress.net

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca