Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mắc dị vật là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ hiếu động, không ý thức được nguy hiểm từ các đồ vật, đồ dùng xung quanh nên người lớn cần hết sức chú ý.

Cháu bé 4 tuổi mắc thun buộc tóc trong mũi

Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa nội soi và phát hiện dây thun buộc tóc trong mũi phải của 1 bệnh nhi 4 tuổi.

Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bị ngạt tắc, chảy nước mũi, chảy máu mũi đã 3 ngày. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi và phát hiện dị vật trong mũi phải của bệnh nhi. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nội soi gắp ra ngoài thành công 1 dây thun buộc tóc khỏi mũi cho bệnh nhi.

Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định, không chảy máu mũi, không ngạt tắc mũi phải, ăn uống trở lại và có thể xuất viện.

Theo các bác sĩ, trong những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Quỳ hợp tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ e từ 1 - 8 tuổi chơi đùa tự nhét dị vật vào mũi, tai như đinh vít, khóa áo, viên bi… Các dị vật này có thể rơi vào đường thở, đường tiêu hóa gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cảnh báo nhiều trẻ mắc dị vật ở mũi mà cha mẹ thường chủ quan

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cũng vừa cấp cứu 1 bé trai bị mắc kẹt viên bi nhựa vào mũi. Bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nước mũi chảy kèm theo máu, ho và đau đầu, sốt cao nhiều ngày không khỏi.

Sau khi kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành nội soi tai mũi họng và phát hiện trẻ mắc dị vật nằm sâu trong hốc mũi phải. Tiến hành gắp dị vật thì các bác sĩ phát hiện đó là 1 viên bi nhựa có đường kính 0,5cm.

Trẻ mắc dị vật là tình trạng thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng ở trẻ em. Trẻ khi chơi thường hay nghịch ngợm nhét đồ vật vào mũi như nút nhựa, khuy áo, hạt lạc, hạt đậu…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường như dưới đây thì nên kiểm tra trong mũi bé xem có gì lạ không:

1 ca lấy dị vật ở trẻ

  • Khó thở, chảy nước mũi nhiều kèm theo chảy máu
  • Dị vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi, nhưng vì dị vật chỉ bị ở một bên nên không gây khó chịu cho trẻ
  • Sau vài ngày hốc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi hôi, thối rõ.
  • Khám hốc mũi một bên thấy đầy mủ, hôi, ứ đọng, sàn và các khe mũi có mủ ứ đọng
  • Thường thấy dị vật ở sàn, khe dưới hay khe giữa là một khối có mủ bám quanh thường tròn, nhẵn nên hay nhầm lẫn là khối u hốc mũi
  • Nếu dị vật nhỏ như: hạt đậu, hạt thóc khó nhìn để phát hiện được, chỉ có cảm giác đụng chạm khi đưa ống hút hay que bông vào
  • Chụp Xquang thường không phát hiện được gì vì dị vật thường là không phản quang.

Nếu phát hiện trẻ mắc dị vật trong mũi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được gắp dị vật càng sớm càng tốt, tránh kéo dài vì sẽ làm việc lấy dị vật khó khăn hơn và gây biến chứng viêm mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra cha mẹ nên dạy bé nhận thức việc nhét đồ vật vào mũi là không nên, đồng thời luôn chú ý quan sát hoạt động vui chơi của trẻ, không nên cho trẻ chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ. Trường hợp trẻ nhét dị vật vào tai, mũi, hay ngậm đồ chơi sặc có biểu hiện khó thở, nuốt phải dị vật cần sớm đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi