Điều gì thực sự quan trọng
Tôi không phải là một chuyên gia về nuôi dạy con cái. Tôi chỉ mới đảm đương chức vụ làm mẹ chỉ mới bốn năm. Và mỗi khi Timmy lớn thêm 1 tuổi, thì đó là cả một công cuộc đổi mới hoàn toàn đối với tôi. Cũng giống như khi con qua bốn, tôi đã rất vui mừng khi biết và khám phá với con mọi thứ ở tuổi đó một lần nữa! Tất cả thời gian này, đã nhiều lần dạy tôi là hãy nên nhẹ nhàng và kiên nhẫn với con tôi; lắng nghe những suy nghĩ và những câu chuyện của con; đi theo theo sở thích của con và tận dụng nó cho việc học tập, khuyến khích con;
Tôi đã không trở thành một phụ huynh để nuôi dạy con trở thành một thiên tài như xu hướng hiện nay. Khi làm cha mẹ, có rất nhiều thứ để dạy và tận hưởng hơn dạy các bài học về kiến thức. Các giá trị cuộc sống và kỹ năng sống thì quan trọng để học hơn là cần phải học vượt qua nhu cầu để làm chủ 3 R (Reading – Đọc, wRititing – Viết và aRithmetic- số học). Con sẽ học những điều đó bởi vì đó là quy trình rồi, trước sau gì con cũng sẽ học và biết thôi. Nhưng xây dựng tính cách cho con lại là một câu chuyện khác. Chúng ta cần phải coi trọng hơn về việc xây dựng tích cách này bởi vì con sẽ CẦN nó nhiều hơn các kiến thức uyên thâm khi con phải đối mặt với cuộc sống sau này của riêng mình.
Không ai sẽ quan tâm đến việc con bạn học giỏi thế nào, bằng cấp thế kia hay thông minh thế nọ khi thật là khó chịu khi làm việc cùng. Không ai bận tâm để lắng nghe điều anh ta nói nếu anh ta tất cả chỉ có một mình ý kiến của anh ta là được thôi. Anh ấy có thể thông minh và tài năng trong nhiều cách, nhưng nếu tất cả anh muốn là để có được mọi thứ theo cách của mình thì sẽ không có ai nghe và theo đâu. Thậm chí các công ty bây giờ đánh giá cáo giá trị EQ hơn IQ, vì bất cứ điều gì bạn cần bạn có thể học được vào thời buổi này. Cách bạn làm việc, cư xử với con người và đạo đức làm việc tổng thể của bạn được cho là quan trọng hơn kiến thức trong đầu bạn.
Một sinh viên có thể dạy dỗ chỉ khi anh ấy có một tâm tính chịu lắng nghe – hay dễ dạy. Nếu con trai tôi không học về sự lắng nghe và tôn trọng đầu tiên thì con sẽ không lắng nghe lời tôi dạy. Có những giá trị mà con cần để phát triển trước khi con có thể hiểu phân số hay địa lý. Con cần học cách kiên nhẫn, kiên trì, làm việc chăm chỉ, trung thực, khiêm tốn, và nhiều hơn nữa là với những thách thức trong cuộc sống chứ không chỉ là với các điểm số. Kỹ năng sống được học một cách dễ dàng hơn khi họ có những giá trị căn bản đầu tiên.
Cũng giống như ví dụ, dọn dẹp đồ chơi của con đã phải thực hành lặp đi lặp lại trước khi Timmy đã quen với nó. Con học cách hợp tác khi cùng nhau như rửa chén bát. Và chắc chắn phải mất thời gian rất nhiều và phải lãng phí rất nhiều nước và xà bông rửa chén, thêm vào sự bề bộn … nhưng nhìn vào mắt con trai tôi thấy niềm tự hào và đó là tất cả giá trị của việc học tập, trãi nghiệm. Đêm qua khi con leo xuống ghế của mình (vì anh không thể với tới bồn rửa), con đã nói, “Cảm ơn mẹ đã giúp con rửa chén!” Và con đã xem công việc rửa bát là một phần trách nhiệm của mình, và tôi chỉ là người giúp đỡ. Đó quả là một điều tuyệt vời.
Những điều nhỏ bé hằng ngày trong cuộc sống đều là cơ hội cho con học và trãi nghiệm, “Chúng ta hãy cùng nhau đọc nào! Đến giờ viết rồi! Hãy đếm cùng nhau nhé! “Điều đó bạn đã rèn cho con dần sự hợp tác và tham gia vào các hoạt động, nên việc học và trãi nghiệm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Có rất nhiều điều mà con cái chúng ta cần phải học. Thậm chí chúng ta người lớn cũng cần phải học một cái gì đó mới mỗi ngày. Vậy tại sao phải căng thẳng, lo lắng phải dạy con cái này, dạy con cái kia và muốn mọi thứ phải đúng, phải chất lượng ngay trong lần đầu tiên hoặc là phải học trước học hơn người khác?
Đến cuối cùng, thì sự vượt trội của một đứa trẻ chưa bao giờ có thể nói lên điều gì về tương lai của đứa trẻ . Và càng không phải là có bao nhiêu bằng cấp hay bao nhiêu giải thưởng con có. Tôi thà đo sự thành công của con mình bằng bao nhiêu cuộc sống con đã chạm đến bởi lòng tốt của con và bao nhiêu sẽ theo sự dẫn dắt của con vì sự chính trực của con. Không phải là mọi việc phải hoàn tất đúng trong lần đầu mà là hoàn tất trong cả cuộc đời của mình.
Tôi nhớ cha tôi đã dạy về vượt xe phía trước – Không gì phải vội cả, tất cả chúng ta rồi sẽ gặp nhau tại đèn dừng ngã tư phía trước thôi) Một vài trẻ sẽ vượt trội, nhưng con của tôi rồi cũng sẽ đến đó. Tất cả họ sẽ trở thành người lớn và trò chuyện như người lớn. Nhưng câu hỏi là, họ sẽ trở thành người lớn chịu trách nhiệm? họ sẽ là những người chính trực không? Hay Liệu họ có từ bi và và có lòng tốt không?
Tôi không bao giờ muốn phủ nhận sự tuyệt vời của việc cho sự vượt trội của con trong việc học tập, nhưng chúng ta không nên quên việc dạy con chúng ta những giá trị cuộc sống khác quan trọng hơn. Hãy xây dựng cho con nhân cách và các giá trị cuộc sống trước và đầu tiên, vì đó là những kỹ năng sống cơ bản mà họ cần để giúp họ phát triển mạnh trong thế giới sau này. Tôi vẫn đang học tập và phát triển trong các lĩnh vực này, đó là lý do tôi nhận ra rằng con trai tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi. Và đó là những ngày tháng tươi đẹp khi làm cha mẹ mà tôi phải tận hưởng từng giây phút khi con lớn lên rất nhanh.
Nguồn : thevinethatwrites
Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên Facebook và Google+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam
Bài viết liên quan:
Nguyên tắc nuôi dạy con lạ lẫm của người nổi tiếng
Lớp học dạy mẹ nuôi con tài giỏi: Kubota (Nhật Bản), trường học phát triển não bộ cho bé 0-2 tuổi
Để con thông minh, hạnh phúc – Cha mẹ nhất định phải biết tạo dựng Tình Cảm Gắn Bó gia đình