Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí thông minh và các khả năng khác hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều phụ huynh không biết trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không, thậm chí không biết nguyên nhân. Đôi khi cha mẹ coi đó là chuyện bình thường hoặc đứa đi chữa trị ở những nơi không có chuyên môn còn có thể gây ra tác hại về sau.

Trẻ thế nào là chậm nói?

Theo các bác sĩ tâm lý, tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến. Trung bình ở trẻ nhỏ cứ 10 bé là sẽ có 1 bé chậm nói hơn hơn các bạn đồng trang lứa. Phần lớn sự chậm nói này không có liên quan đến việc chậm phát triển, mà là các bé có cách thể hiện khác hoặc chưa đủ sự hứng thú, tập trung vào ngôn ngữ.

Bé 12 tháng trở lên có thể chỉ trỏ

Bố mẹ có thể bắt đầu nhận thấy khi bé không đáp ứng được sự phát triển ngôn ngữ phù hợp với giai đoạn 5 năm đầu đời. Theo đó, bé được xem là chậm nói nếu:

  • Trong 2 đến 6 tháng tuổi, bé không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa, hoặc không biết tự ê a.
  • Khi vào độ tuổi bắt đầu ăn dặm 6 đến 12 tháng, trẻ vẫn không bập bẹ ê a được từ nào, không phản ứng lại khi được hỏi. Khoảng 12 tháng nếu trẻ vẫn không lặp lại được nhừng từ đơn giản như baba, măm măm thì cũng là dấu hiệu.
  • Từ 12 đến 18 tháng tuổi mà bé không nói được các từ đơn, không tìm cách giao tiếp thể hiện mong muốn, đòi.
  • Không nói được ít nhất 6 từ hay bắt chước từ mới trong khoảng 18 đến 24 tháng.
  • Trong giai đoạn 2 đến 3 tuổi, trẻ không ghép được từ, không nói được câu có từ 2-4 từ, chưa biết trả lời, chưa biết hỏi.
  • 3- 4 tuổi trẻ vẫn chưa đặt được những câu hỏi như Tại sao? Ở đâu?, số lượng câu nói ít hơn 8 câu.
  • 5 tuổi trẻ không thể kể chuyện.

Trẻ biết đi còn có thể tự kể chuyện

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?

Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời và sau một thời gian thì bé sẽ tự nói được. Tuy nhiên, đôi khi chậm nói cũng là một dấu hiệu bệnh báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như chậm phát triển não bộ, vòm miệng, tự kỷ, thính giác...

Bố mẹ nên chú ý khi trẻ trên 2 tuổi mà vẫn còn có các biểu hiện sau thì lập tức đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không có phản ứng khi được gọi tên từ xa, không phát ra âm thanh giống âm thanh xung quanh, có thể là vấn đề về thính lực.
  • Bố mẹ không hiểu được lời trẻ nói. Bình thường, bố mẹ phải hiểu khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì, đây là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ.
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại, không ghép câu được, không nói từ mới.
  • Có giọng nói khác thường
  • Không tuân theo chỉ dẫn, không trả lời khi được hỏi
  • Nhút nhát, bám mẹ, khó giao tiếp, dễ dàng cáu giận, khóc hay đánh bạn có thể dấu hiệu của tự kỷ

Tiếp xúc thiết bị điện tử nhiều có thể gây chậm nói

Khắc phục tình trạng trẻ chậm nói

Bên cạnh việc có sự can thiệp của chuyên gia khi cần thiết, bố mẹ cũng nên có hành động can thiệp giúp bé nói nhiều hơn ngay lập tức.

Nguyên nhân chậm nói

Ngoài lý do bệnh lý, trẻ chậm nói thường do thiếu sự giao tiếp với bố mẹ hoặc bố mẹ giao tiếp sai cách.

Nhiều phụ huynh quá bận rộn không để ý con bị chậm nói hơn bình thường và không biết trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không. Họ không dành thời gian trò chuyện với trẻ mà để ông bà chăm, cho xem TV, sử dụng điện thoại, ipad sớm, trẻ thiếu sự giao tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoặc có bố mẹ nghĩ rằng nên để trẻ phát triển thuận theo lẽ tự nhiên, đến một mốc thời gian thì trẻ sẽ tự phát triển mà không cần cha mẹ can thiệp. Một số khác lại giao tiếp rất nhiều nhưng “giành nói”, nói liên tục không kịp để bé tiếp thu, không đặt câu hỏi hay tạo điều kiện cho con lặp lại.

Nếu có vấn đề về bệnh lý hay rối loạn ngôn ngữ nên được bác sĩ chuyên khoa điều trị

Cải thiện tình trạng

Vì vậy để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ và tránh các tác hại về sau biến chứng thành bênh về thần kinh, tâm lý bất ổn, phụ huynh nên nên điều chỉnh ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầu tiên, bố mẹ phải dành thời gian kiên nhẫn giao tiếp với con. Tăng cường giao tiếp bằng mắt với bé và đặt câu hỏi, hướng dẫn con trả lời. Dạy con tên của mọi vật xung quanh, dùng tên chính xác, ngắn gọn để bé dễ tiếp thu.

Bên cạnh đó khi giao tiếp, phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, phát âm tròn rõ chứ.

Kết hợp trực quan sinh động, khi nói thì dùng hành động chỉ vật được nói đến để bé hướng mắt theo. Đồng thời thay đổi môi trường liên tục, đưa bé ra ngoài chơi và dạy nói về các vật mới lạ và thú vị xung quanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad và TV. Tạo môi trường và thời gian cho con giao tiếp với người thực thụ xung quanh. Nếu bé thích mê một bộ phim hoạt hình, hãy cùng con ngồi xem, bình luận về các tình tiết, nhân vật để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói có thể được chữa nhanh với sự giúp đỡ của gia đình và tình trạng chỉ mang tính tạm thời. Nhưng nếu có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa đến cơ sở ý tế có uy tín để chữa trị.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham