Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì hay còn vì nguyên nhân nào khác?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều nguồn thông tin cho rằng trẻ cắn móng tay là do thiếu chất sắt. Tuy nhiên thói xấu này thực sự liên quan tới vấn đề tâm lý của trẻ nhiều hơn là do thiếu chất. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ từ bỏ tật hay cắn móng tay nguy hại này.

Vì sao trẻ cắn móng tay

Có một điều hiển nhiên là tật xấu này thường chỉ diễn ra với trẻ từ độ tuổi mẫu giáo trở lên. Đây là thói quen thuộc về phản xạ do sự vô thức của hệ thần kinh (bao gồm cả mút ngón tay, ngoáy mũi, xoắn tóc và nghiến răng). Với một số trẻ những tật này thậm chí có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành.

Có rất nhiều lý do trẻ cắn móng tay. Nhưng theo một số nghiên cứu, những lý do phổ biến nhất gây ra tật này thường là:

  • Trẻ cảm thấy buồn chán, vô vị, không nghĩ ra việc gì để làm nên vô thức cắn móng tay
  • Tò mò. Nguyên nhân không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra với một số trẻ
  • Con bị căng thẳng, lo lắng. Điều này rất phổ biến với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và trẻ đang độ tuổi đi học
  • Trẻ nói dối. Một số trẻ thường có hành động này vì lo sợ người lớn phát hiện ra hành vi không trung thực của mình

Nếu con bạn chỉ cắn móng tay ở mức vừa phải (không tự làm mình bị thương) và vô thức (trong khi xem tivi chẳng hạn), hoặc nếu bé có xu hướng cắn để đối phó với các tình huống cụ thể (như biểu diễn hoặc kiểm tra), thì cha mẹ không cần quá căng thẳng.

Quan trọng là cách cha mẹ giúp trẻ vượt qua được thói xấu này như thế nào.

Chuyên gia tâm lý gợi ý các cách giúp từ bỏ thói quen trẻ cắn móng tay 

Phần lớn cha mẹ khi thấy thói xấu của trẻ thì thường phản ứng gay gắt hay thậm chí đánh mắng trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân của thói xấu này trước, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp với trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vương Hồng Triết, một chuyên gia phát triển trẻ em cũng nhắc nhở, cha mẹ muốn trẻ cải thiện tình trạng trẻ mắc thói xấu thì cha mẹ nên đưa ra sự “khích lệ trực tiếp” cho trẻ, tránh việc đánh mắng trẻ. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

Giải quyết vấn đề tâm lý của trẻ trước

Cha mẹ có thể theo dõi hành vi của trẻ trong một vài ngày để tìm ra xem trẻ đang bị căng thẳng và lo lắng về điều gì. Liệu có phải do mối quan hệ của bố mẹ, trẻ bắt đầu tham gia một lớp học mới, con có vấn đề ở trường học, …

Chỉ khi giải quyết được tận gốc những lo lắng trong tâm trí trẻ thì việc giúp trẻ hay cắn móng tay từ bỏ thói quen này mới có thể dễ dàng thực hiện được.

Đừng cằn nhằn hay trừng phạt khi trẻ hay cắn móng tay 

Có một sự thật là nếu bạn càng tỏ thói độ giận dữ và than phiền không ngừng về thói cắn móng tay của trẻ thì con sẽ càng làm điều đó nhiều hơn (như một cách phản kháng).

Do đó, lời khuyên từ các chuyên gia là cha mẹ nên hạn chế cằn nhằn hay trừng phạt trẻ. Nếu tật xấu này thực sự làm cha mẹ khó chịu, bạn có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hãy đặt giới hạn cho trẻ “Không cắn móng tay ở bàn ăn tối” là một quy tắc hợp lý
  • Phớt lờ thói xấu và đánh lạc hướng trẻ bằng hoạt động khác như chơi trò chơi, ra ngoài vận động, đọc sách cho trẻ, …

Điều quan trọng nhất là cần tích cực khen ngợi khi thấy thói quen cắn móng tay của trẻ không xuất hiện. Từ đó trẻ sẽ nhận thức được điều nào nên và không nên.

Giúp trẻ nhận thức về vấn đề vệ sinh thân thể 

Cha mẹ có thể chỉ cho trẻ thấy tác hại của việc cắn móng tay bằng cách mua sách truyện về các loại vi khuẩn. Giải thích cho trẻ những tác hại khi móng tay bị tổn thương.

Đồng thời giúp trẻ cắt tỉa móng tay gọn gắng, nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Hãy để con nhận ra rằng, một đôi bàn tay sạch sẽ, mềm mại là thành quả tuyệt vời nhất khi con biết chăm sóc bàn tay của mình đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gợi ý cách thức giúp con vượt qua thói xấu này 

Đồng hành cùng trẻ tốt hơn việc thúc giục và ra lệnh. Ngay khi nhận thấy trẻ cắn móng tay thường xuyên, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ một cách cởi mở. Ở độ tuổi này con đã nhận thức khá tốt nhưng mọi thứ sẽ chỉ có kết quả khi cha mẹ định hướng cho trẻ về cách giải quyết vấn đề.

Bạn có thể gợi ý trẻ xem bạn giúp được gì cho trẻ. Chẳng hạn thỏa thuận về tín hiệu nhắc nhở ngầm được thiết lập giữa trẻ và cha mẹ như chạm nhẹ vào tay con, …

Cuối cùng, cha mẹ cần hiểu rằng chỉ có sự kiên trì mới giúp trẻ từ bỏ thói quen tật xấu một cách hiệu quả nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì?

Một số người cho rằng, trẻ cắn móng tay là vì thiếu sắt nhưng thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh về mối liên quan giữa việc cắn móng tay và thiếu chất.

Mặc dù vậy, trong một số ít trường hợp, thói quen trẻ cắn móng tay đến mức nghiêm trọng, thường xuyên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi thấy con có các dấu hiệu như móng tay bị chảy máu, nhiễm trùng, biến dạng ngón tay, hoặc khiến răng cửa bị sứt mẻ, … để được tư vấn cách chữa trị hợp lý và kịp thời.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương