Để trẻ bướng bỉnh trở nên kiên trì - Mẹ cần phải làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để trẻ bướng bỉnh trở nên kiên trì

Tôi dám chắc rằng nhiều tài năng đã bị dập tắt đơn giản vì không tồn tại được khi đối mặt với nghịch cảnh. Những người đoạt giải Nobel đều không bao giờ bỏ cuộc. Một thí nghiệm khoa học sau hai năm có thể thất bại, và nhà khoa học đó vẫn sẽ trở lại phòng thí nghiệm vào sáng hôm sau, học hỏi được sau những thất bại đó. Một số phụ huynh muốn con họ bớt bướng bỉnh hơn, đặc biệt là trong những năm mới chập chững biết đi. Nhưng bướng bỉnh là một tính cách tuyệt vời trong một con người. Nó giúp bạn hoàn thành ước mơ trong cuộc sống. Vì vậy, nếu con bạn là một đứa trẻ bướng bỉnh, sau này bé sẽ trở thành người có đức tính kiên trì. Và nếu con bạn không tự có tính cách đó, tôi hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn những cách hiệu quả để khuyến khích con bạn theo đuổi những gì bé muốn.

Hầu hết các nhà tâm lý học – và hầu như tất cả các bậc cha mẹ – đồng ý với chuyên gia tâm lý Stella Chess rằng bướng bỉnh là theo di truyền. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy trẻ em có thể được nuôi dưỡng để kiên trì hơn.

Cha mẹ có thể làm gì?

1. Phần thưởng cho sự kiên trì

Trẻ bướng bỉnh

Nhận biết và chỉ ra khi con bạn làm việc gì đó, bất kể kết quả là gì. Cổ vũ con không từ bỏ. Điều đó thể hiện bạn hoan nghênh sự kiên trì của con và tìm một giải pháp cho cả hai. Ví dụ, nếu con bạn muốn làm điều gì đó NGAY BÂY GIỜ, có thể trẻ vẫn có thể làm điều đó một lần khác. Nhưng nếu bạn đã hứa chắc chắn với con, hãy hẹn lịch và tưởng tượng trẻ sẽ phấn khích thế nào.

2. Hướng con bạn đến một cánh cửa chứ không phải tường

Nếu con bạn là đứa trẻ bướng bỉnh, trẻ có thể thường xuyên đập đầu vào tường. Để tránh điều đó, hãy dạy trẻ tìm kiếm giải pháp. Ví dụ, dạy và mô hình hóa rằng nếu trẻ tìm ra giải pháp phù hợp cho cả 2, trẻ sẽ nhận được những gì mình muốn. Thay vì coi người khác như những trở ngại của mình (“Đứa trẻ kia luôn được nhận vai chính trong vở kịch trường học”). Hãy cho trẻ tự chịu trách nhiệm về hành động cho đến khi đạt được mục tiêu của mình (“Bạn cũng có một vai đấy… Nếu bạn diễn tốt, có thể bạn sẽ được nhận vai chính trong vở kịch tiếp theo”).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Mong đợi sự phản kháng tùy lúc

Nếu con bạn có niềm tin vào một việc gì đó, trẻ sẽ cố gắng đạt bằng được. Không sao đâu. Khi lớn lên, trẻ sẽ linh hoạt hơn. Chỉ trong những năm chập chững biết đi thì bé hay cáu kỉnh.

4. Tìm giải pháp chắc thắng

Con liên tục muốn thực hiện một nhiệm vụ. Nghiên cứu cho thấy, việc kiểm soát con cái sẽ khiến con nổi loạn. Nhưng với những đứa trẻ bướng bỉnh, điều đặc biệt quan trọng là dạy cho con bạn biết xác định nhu cầu chính của mỗi người. Sau đó tìm một giải pháp mà cả hai bạn đều chấp nhận.

5. Giúp con trưởng thành

Trẻ bướng bỉnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những đứa trẻ bướng bỉnh thường khó khăn hơn khi lớn lên so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy để hỗ trợ và làm cho cuộc sống của cả hai dễ dàng hơn. Xây dựng thói quen tốt cho trẻ. Kết nối với con trước khi bạn yêu cầu con phải thay đổi. Cảnh báo cho con những nguy hiểm có thể xảy ra và cách chuẩn bị tinh thần cho tình huống đó.

6. Hãy để con được thể hiện cảm xúc

Trẻ bướng bỉnh thường dễ xúc động. Trẻ sẽ vượt sớm qua nếu bạn dạy dỗ bằng sự đồng cảm, những gì trẻ muốn và tại sao lại muốn nó. Nếu bạn quá cứng rắn trước yêu cầu của con, khiến trẻ không có lựa chọn nào khác ngoài sự thất vọng. Trẻ có thể rất buồn, nhưng điều đó không sao cả. Nhưng sau đó trẻ sẽ cho bạn thấy khả năng phục hồi trước những thất vọng trong tương lai. Trẻ sẽ học được rằng không phải lúc nào cũng có được những gì mình muốn. Cuối cùng, con bạn sẽ đạt được những ước mơ lớn, bởi vì chỉ những người kiên trì mới làm được.

7. Chấp nhận dừng lại

Những đứa trẻ bướng bỉnh không bỏ cuộc cho tới đạt được điều mình muốn. Trẻ cần sự giúp đỡ của cha mẹ để cho đi. Trẻ nhỏ hơn cần phải khóc để tâm trạng được tốt hơn. Với trẻ lớn hơn, hãy đồng ý trước những gì chúng có thể làm để chuyển đổi cảm xúc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Có công mài sắt có ngày nên kim

Nhiều trẻ em lo lắng rằng mình không thể làm được, khiến chúng dễ dàng bỏ cuộc. Giúp con bạn hiểu rằng không ai trở nên hoàn thiện sau 1 đêm. Một chuyên gia phải làm việc trong nhiều năm để hoàn thành xuất sắc lĩnh vực của họ. Khuyến khích trẻ nỗ lực và thực hành, nhiều hơn là thành tựu. Những đứa trẻ thích sự cầu toàn, hoặc sợ hãi thử điều gì mới lạ thường cần được cha mẹ khuyến khích hoặc ca ngợi.

9. Hỗ trợ tình cảm

Nếu con bạn muốn nghỉ 3 tuần tại lớp học khiêu vũ, hãy lắng nghe tại sao. Có trẻ nghĩ đây không phải là những gì trẻ nên làm và trẻ thích bóng đá hơn ba-lê. Được thôi; trải nghiệm để tìm kiếm đam mê. Nhưng nếu trẻ muốn từ bỏ mọi thứ ngay từ lúc bắt đầu. Có điều gì đó đang cản đường trẻ, chắc chắn là sợ hãi. Lúc này trẻ cần bạn giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi này.
Vì vậy, hãy cùng tham gia với trẻ, ví dụ, khiêu vũ ở nhà. Để trẻ đóng vai giáo viên và bạn là học sinh. Nhảy loạng choạng cho con cười khúc khích vì bạn là một học sinh khủng khiếp. Nhìn một người không thể làm điều gì đúng sẽ giúp cô ấy cảm thấy tự tin hơn về sự thiếu hoàn hảo của chính mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10. Mô hình kiên trì

Dạy con hiểu rằng, để tinh thông một vấn đề nào đó, một người phải trải qua cả những thất bại. Nói về cảm xúc của bạn như: “Mẹ đã thử nó theo cách này nhưng không hiệu quả. Bây giờ mẹ sẽ thử nó theo cách khác. Mẹ không bỏ cuộc dễ dàng”.

11. Giữ kết nối

Nếu bạn có một đứa trẻ bướng bỉnh, bạn cần luôn luôn giữ kết nối với con. Nếu con muốn từ bỏ thì hãy cho con làm điều đó. Thông thường, những gì trẻ em cần nhất là mối quan hệ ấm áp, gần gũi với bố mẹ. Miễn là bạn làm gì đó để kết nối lại, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi và tức giận.

12. Dạy con cách nghỉ ngơi

Dạy con cách theo dõi tâm trạng và nghỉ ngơi khi cần. “Chúng ta đều đã mệt rồi, hãy nghỉ ngơi thôi. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này vào ngày mai”.

Theo AhaParenting

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ

Giúp trẻ học giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc trong giai đoạn 2-3 tuổi

Dạy con về tình yêu thương và lòng nhân ái

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh