Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú

Làm thế nào khi trẻ bỏ bú? Trong trường hợp trẻ quấy khóc bỏ bú, mẹ hãy cố gắng bình tĩnh nhất có thể và giúp bé thay đổi tâm trạng bằng cách đi dạo, chơi đồ chơi, hát cho bé nghe... Khi bé đã bình tĩnh và vui vẻ hơn, mẹ hãy cho bé thử bú lại.

Trẻ bỏ bú vài cữ nhưng vẫn vui vẻ, khỏe mạnh bình thường thì không có gì đáng lo cả. Hãy để bé bú theo nhu cầu, vừa tốt với trẻ vừa đem lại tâm lý thoải mái cho mẹ.Việc mẹ cần làm là dành thời gian quan sát thêm biểu hiện của con và tôn trọng nhu cầu bú mẹ của bé sao cho cả mẹ lẫn con đều thấy thoải mái.

  • Tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ có nghiêm trọng không
  • Vì sao con đột ngột bỏ ti
  • Mẹ nên làm gì để bé chịu ti trở lại.

Trẻ bỏ bú có thực sự là vấn đề nghiêm trọng

Bé không ăn vài cữ nhưng vẫn vui vẻ, khỏe mạnh bình thường thì không có gì đáng lo cả. Hãy để bé bú theo nhu cầu, vừa tốt với trẻ vừa đem lại tâm lý thoải mái cho mẹ. Vì thế mẹ không nên quá lo lắng nếu bé bỏ ti mẹ 1 vài cữ (ví dụ con bỏ bú sau khi tiêm phòng, bú ít trong tuần wonder week) nhưng con vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu nào đáng lo ngại về sức khỏe. Việc mẹ cần làm là dành thời gian quan sát thêm biểu hiện của con và tôn trọng nhu cầu bú mẹ của bé sao cho cả mẹ lẫn con đều thấy thoải mái.

Trẻ bỏ bú có thực sự là vấn đề nghiêm trọng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Ngoài ra, mẹ có thể dựa vào số lần bé tè, ị trong ngày và màu sắc nước tiểu. Nếu mỗi ngày bé cần thay ít nhất 5 chiếc bỉm đầy và nước tiểu màu nhạt thì chứng tỏ con đã bú đủ theo nhu cầu của mình. Ngược lại nước tiểu màu đậm và có mùi khó ngửi thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Một trong những sai lầm lớn nhất của các bà mẹ là luôn cho bé bú nhiều hơn so với nhu cầu thực tế (đặc biệt là với các bé uống sữa công thức), khiến dạ dày phải làm việc quá nhiều và quá sớm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy không yên tâm, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú

1. Vấn đề về bệnh lý khiến trẻ bỏ bú mẹ đột ngột

Nếu bé đang bú ngoan, bú nhiều, bỗng dưng bé lại chê bú mẹ, bú ít và hay khóc thì mẹ có thể kiểm tra xem bé có vấn đề bệnh lý gì không như nhiệt miệng, đau họng, viêm tai, ngạt mũi, có đàm, thân nhiệt cao… đây có thế là một trong những nguyên nhân bé không chịu bú mẹ.

Khi có bệnh trong người, bé thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc, gắt gỏng khi bú, và có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ đột ngột. Trong trường hợp này, mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, vì nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

2. Trẻ sơ sinh bỏ bú vì mẹ cho bé uống thêm sữa công thức

Trẻ sơ sinh bỏ bú vì mẹ cho bé uống thêm sữa công thức (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sữa công thức cũng chính là nguyên nhân khiến bé bú ít, hay khóc khi bú mẹ. Vì lượng sữa công thức đưa vào người bé đủ để bé no nhiều giờ và không có nhu cầu bú mẹ.

Chưa kể, khi mẹ thêm một cữ sữa công thức đồng nghĩa với việc cắt đi một cữ sữa mẹ. Về lâu dài, mẹ sẽ dần ít sữa và bé không muốn bú nữa, vì lượng sữa mẹ chảy không nhiều như sữa công thức.

3. Bé không thoải mái khi bú nên bỏ bú

Khi bé lớn hơn, bé có thể cảm thấy không thoải mái với một số tư thế bú mẹ nhất định. Vì vậy, các bà mẹ cần phải thay đổi tư thế cho con bú phù hợp với sự phát triển của trẻ.

4. Dòng sữa mẹ chảy ra quá nhiều khiến bé bú không kịp

Khi người mẹ bị căng sữa hoặc có quá nhiều sữa, trong lúc bú bé có thể bị nghẹt thở do không thể điều chỉnh được dòng chảy của sữa.

5. Dòng sữa mẹ chảy quá chậm

Trái với việc dòng sữa chảy quá nhanh có thể khiến bé nghẹt thở thì việc sữa chảy quá chậm làm cho bé không no cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ.

6. Bé sợ hãi vì phản ứng bất ngờ của mẹ khi bé cắn

Khi bú mẹ và cắn, cả mẹ và bé đều trở nên căng thẳng vì thế có thể dẫn đến hiện tượng bé cảm thấy ác cảm với núm vú và không chịu bú bữa.

Bé bỏ bú mẹ phải làm sao

Bé bỏ bú mẹ phải làm sao? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thông thường trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 1 tuổi. Nếu bé đột ngột bỏ bú mặc dù không có tác động bên ngoài của mẹ thì có thể trẻ đang trải qua giai đoạn không chịu bú mẹ. Nếu bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và không muốn trẻ cai sữa quá sớm thì nên chú ý giúp bé vượt qua giai đoạn này nhanh hơn, bằng những cách sau đây:

Làm thế nào khi trẻ bỏ bú?

  • Trong trường hợp trẻ quấy khóc bỏ bú, mẹ hãy cố gắng bình tĩnh nhất có thể và giúp bé thay đổi tâm trạng bằng cách đi dạo, chơi đồ chơi, hát cho bé nghe... Khi bé đã bình tĩnh và vui vẻ hơn, mẹ hãy cho bé thử bú lại.
  • Đứng cho bé bú hoặc thay đổi tư thế cho bé bú để tạo sự thích thú cho bé.
  • Cho bé bú sau khi tắm, massage hoặc khi bé đang thiu thiu ngủ.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ để lượng sữa mẹ phù hợp với bé. Nếu mẹ ăn uống không khoa học ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của sữa khiến trẻ khó chịu, không hứng thú với nguồn sữa mẹ. Vì thế một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học trong thời kỳ cho con bú là rất quan trọng.
  • Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, trẻ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lười ti mẹ. Mẹ cần theo dõi và nắm bắt được các giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ sẽ biết được nguyên nhân và cách khắc phục nhanh tình trạng trẻ bỏ bú để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Bài viết của

Mẹ Chuu