Mẹ cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và cả trí não. Vậy mẹ phải làm gì để giúp con hết biếng ăn?

Trẻ biếng ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả từ chính việc mẹ ép ăn quá nhiều

Nhận biết trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng không khó để nhận ra. Đó là khi trẻ không tăng cân, lười ăn và có xu hướng sợ hãi việc ăn uống. Để giúp con thoát khỏi tình trạng này, trước hết mẹ cần tìm ra nguyên nhân.

Khi đó mới tiến hành các biện pháp cụ thể để giúp con khắc phục dần vấn đề này. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn:

  • Mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài trên 30 phút. Trẻ ăn ít và thường ngậm. Những món mà trẻ ăn nhiều là món bé thích. Với các món khác, thường từ chối không ăn. Phản ứng chung của trẻ biếng ăn là khóc lóc khi nhìn thấy thức ăn hoặc bỏ trốn.
  • Cân nặng của trẻ ít hơn so với cân nặng chuẩn. Hoặc không tăng cân liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Trẻ hay cáu kỉnh, quấy khóc, khó tập trung, ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng, thường bị rối loạn tiêu hóa. Thời gian lành bệnh của trẻ lâu hơn các trẻ khác.

Trẻ luôn bịt chặt miệng từ chối thức ăn

Nguyên nhân trẻ bị biếng ăn suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em. Trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Biếng ăn sinh lý

Khi mẹ mang thai trẻ bị thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết… Điều này khiến trẻ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ. Trẻ thường lười bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh.

Hoặc trẻ đang ăn bình thường bỗng ăn ít đi, lười ăn hơn và thường xuyên từ chối thức ăn, không chịu ăn. Trẻ mê chơi mà bỏ quên bữa ăn của mình. Cân nặng của trẻ không tăng hoặc bị giảm sút ít nhiều. Đây là dạng biến ăn khá hiếm gặp và không quá đáng ngại.

Điều bạn cần làm là theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên. Mẹ hãy đo chiều cao, cân nặng cho bé tại nhà định kỳ. Dù không đáng ngại nhưng mẹ cũng không nên để trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có 3 thời điểm mà trẻ dễ biếng ăn sinh lý. Đó là từ 3-4 tháng tuổi, 9 – 10 tháng tuổi và 16-18 tháng tuổi. Khi mọc răng hay đi học cũng là các giai đoạn khiến bé có thể bị biếng ăn sinh lý.

Khi mọc răng, trẻ cũng trở nên biếng ăn

Giải pháp khi trẻ biếng ăn sinh lý

Khi thấy trẻ biếng ăn, ba mẹ kiểm tra sức khỏe của bé một cách tổng thể. Hãy xem bé có đang mắc bệnh như sốt, ho, rối loạn tiêu hóa không? Nếu trẻ không mắc bệnh, vẫn vui chơi bình thường nhưng lười ăn thì trẻ đang biếng ăn sinh lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để khắc phục, cha mẹ hãy áp dụng một số cách khác nhau. Đơn cử là tăng số bữa trong ngày, giảm lượng thức ăn mỗi bữa. Ba mẹ nên tìm tòi các món mới lạ kích thích khẩu vị trẻ. Riêng ba mẹ nên chấp nhận tình trạng trẻ biếng ăn tạm thời.

Cả nhà tuyệt đối không ép trẻ ăn quá mức. Bởi lẽ điều này có thể khiến trẻ sợ ăn và trở thành chứng biếng ăn rất khó khắc phục.

Biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý là do cơ thể trẻ mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Đó là các loại bệnh thông thường như cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng, thiếu máu…

Khi mắc bệnh, trẻ thường bị sốt, ho, mệt mỏi khiến trẻ không muốn ăn hoặc ăn ít. Những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ cũng hay bị rối loạn tiêu hóa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Căn bệnh này khiến trẻ hay nôn trớ, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón… Vì thế đây cũng là một nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.

Giải pháp khi trẻ biếng ăn bệnh lý

Ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Từ đó, xây dựng chế độ ăn khoa học và thích hợp với bé. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để chữa trị nếu như trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Nếu trẻ hay bệnh vặt, mẹ hãy tăng cường các món ăn bồi bổ sức đề kháng cho con. Khi cơ thể trẻ khỏe hơn, bé sẽ ít bệnh và giảm các vấn đề biếng ăn.

Biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý không được coi là bệnh, đó chỉ là triệu chứng tạm thời. Trẻ biếng ăn tâm lý cũng có những biểu hiện như che, ngậm miệng hoặc quay mặt đi khi thấy thức ăn. Nguyên nhân chính gây biếng ăn tâm lý xuất phát từ các vấn đề xung quanh trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ các nguyên nhân tâm lý

Có thể nguyên nhân ban đầu là do chuyển dịch môi trường sống đột ngột. Ví dụ như trẻ bị chuyển trường, trẻ bị thay đổi người chăm sóc…

Trẻ đột ngột bị thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn cũng dễ bị biếng ăn tâm lý. Cũng có nguyên nhân do người chăm sóc trẻ hay quát mắng, đe dọa khi cho trẻ ăn.

Làm gì khi trẻ biếng ăn tâm lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mẹ muốn đổi môi trường của trẻ, hãy từ từ. Nếu cho trẻ đi học, mẹ có thể để trẻ ở lớp 2 – 3 tiếng rồi đón về. Khi tâm lý của trẻ ổn định, mẹ có thể để trẻ ở lại trường cả ngày.

Thay vì ép trẻ ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn theo nhu cầu. Khi trẻ muốn ăn mẹ cho ăn và dừng khi trẻ không muốn. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn từng bữa nhỏ để trẻ không cảm thấy sợ ăn.

Mẹ chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa nhỏ này là được. Với những trẻ biếng ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn cùng mọi người nhiều hơn. Đây là cách để thay đổi không khí và tâm trạng ăn uống của con. Tuy nhiên cần lưu ý người lớn phải giữ không khí vui vẻ khi ăn cùng trẻ.

Biếng ăn tâm lý sẽ làm giảm tiết các enzym tiêu hóa. Nếu trẻ bị nặng, mẹ hãy cho trẻ sử dụng các sản phẩm có chứa các men enzym. Đây là sản phẩm để hỗ trợ, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ rất hiệu quả.

Con yêu biếng ăn và suy dinh dưỡng là điều mà không bà mẹ nào muốn. Tuy nhiên không vì thế mà bạn vội vàng thử mọi cách để ép con ăn. Đây là biện pháp vô cùng sai lầm khiến tình trạng của trẻ càng thêm trầm trọng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh xem xét và tìm ra căn nguyên khiến con biếng ăn. Từ đó, mẹ mới có hướng giải quyết đúng đắn và hợp lý cho trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng