Trẻ bị táo bón – Khi nào mới cần thụt hậu môn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị táo bón là tình trạng khá thường gặp. Nhiều mẹ thường lạm dụng thuốc thụt hậu môn, mà không biết rằng điều này có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Một số cách trị táo bón an toàn cho trẻ

Trẻ bị táo bón

1. Cải thiện chất xơ

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn.

2. Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.

3. Massage bụng cho bé

Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Dùng nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này nhé.

trẻ bị táo bón

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ có nên dùng thuốc thụt hậu môn cho bé?

Nếu đã dùng hết các cách trên, hoặc bé khó chịu do óc ách phân trong bụng, thì mẹ có thể nghĩ tới việc dùng thuốc thụt hậu môn. Với trẻ nhỏ, có 3 loại thuốc thụt hậu môn được sử dụng khá phổ biến đó là thuốc có chứa dầu khoáng (như dầu paraphin), thuốc có chứa muối và thuốc có chứa phốt phát. Với các loại thuốc có chứa phốt phát, cần hết sức thận trọng về liều lượng bởi nếu không nó có thể gây hại cho bé.

Bạn không nên lạm dụng thụt cho bé quá nhiều như vậy. Khi bé bị thụt nhiều lần, lâu dần sẽ làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn, về sau bé dễ bị mắc bệnh ị đùn.

Sử dụng thuốc thụt hậu môn cho bé có an toàn không?

Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc thụt hậu môn cho bé khá là an toàn. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc thụt cho bé có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Gây cảm giác bỏng rát và tổn thương thành hậu môn do hậu môn của bé vẫn còn rất non nớt
  • Mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên
  • Chảy máu hậu môn
  • Phụ thuộc vào thuốc

Thông thường, với những trường hợp táo bón mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc thụt phù hợp với bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ nói rõ khoảng cách giữa các lần thụt và nên thụt như thế nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý khi dùng thuốc thụt cho trẻ

  • Chỉ dùng 1 liều thụt duy nhất để tống phân dư thừa ra khỏi cơ thể trước khi bắt đầu liệu trình điều trị táo bón bằng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ táo bón cho trẻ.
  • Thuốc thụt được chỉ định cho trẻ >2 tuổi, chỉ sử dụng cho trẻ <2 tuổi nếu có chỉ định của bác sĩ. Khi có chỉ định, cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt. Không tự ý sử dụng 1 đơn cho nhiều lần.
  • Với trẻ <6 tháng tuổi, cần theo dõi kĩ những biểu hiện táo bón của trẻ. Nếu trẻ đi cầu ít (<3 lần/tuần) nhưng vẫn bú ngoan, chơi ngoan thì trẻ không bị táo bón. Mẹ không cần thiết can thiệp thuốc thụt cho trẻ

Theo theAsianparent

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh