Bé bị nhiệt miệng sốt cao dẫn đến chán ăn mẹ cần làm gì?

Trẻ bị nhiệt miệng sốt cao là một hiện tượng vẫn thường gặp ở trẻ em. Bệnh khiến trẻ sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu chán ăn. Mẹ cần phải làm gì?

Trẻ bị nhiệt miệng sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân như do virus, chấn thương vùng miệng, thiếu dinh dưỡng… Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần chăm sóc và cho trẻ ăn uống đúng cách để trẻ nhanh khỏi.

Nội dung bài viết:

  • Thế nào là nhiệt miệng?
  • Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng sốt cao
  • Triệu chứng
  • Mẹ nên làm gì?
  • Phòng ngừa tình trạng loét miệng ở trẻ
  • Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện cũng sẽ như người lớn là trẻ bị nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

Bạn có thể quan tâm:

Trị nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thế nào để con hết khó chịu quấy khóc?

Nguyên nhân gì khiến trẻ bị nhiệt miệng sốt cao?

Trẻ bị nhiệt miệng sốt cao

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là:

  • Do loại siêu vi trùng hoặc nấm gây nên trong điều kiện chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và các yếu tố vi lượng khác.
  • Các chấn thương trong vùng miệng như: Cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.
  • Viêm loét, nhiệt miệng do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Việc trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.
  • Bé bị nhiệt miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn thận quan sát và lưu ý nếu thấy bên cạnh tình trạng trẻ bị lở miệng, bé nổi thêm các nốt phòng ở tay, chân hoặc mông kèm theo sốt thì rất có nguy cơ bé bị mắc bệnh tay – chân – miệng hoặc thuỷ đậu. Lúc này, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng

  • Sốt đột ngột
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
  • Đau trong miệng
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn.

Trẻ bị lở miệng sốt cao thì mẹ cần làm gì?

Khi trẻ mới bị nhiệt miệng

Các mẹ cần kiểm tra miệng của bé ngay khi thấy có những biểu hiện bất thường. Nếu những vết nhiệt miệng ở trẻ không quá lớn, các mẹ có thể đưa đến bác sĩ kiểm tra, tư vấn chữa trị với kháng sinh phù hợp và lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé kĩ càng hơn, cụ thể:

  • Cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến những vết nhiệt, lở lành dần.
  • Sử dụng các loại bàn chải có độ mềm hơn để không ảnh hưởng đến các vết nhiệt, cũng như hạn chế sự đau đớn khi đánh răng, không để bé thấy chán ghét việc đánh răng.
  • Chế biến các loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt. Chủ yếu là các loại rau củ theo nhiều cách chế biến như xay, ép lấy nước. Thức ăn hầu hết nên ở dạng lỏng sẽ giúp bé dễ nuốt hơn những loại thực phẩm dạng rắn.
  • Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước có tác dụng làm thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng lở miệng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Trẻ bị nhiệt miệng và sốt – Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Trường hợp bé bị sốt

1. Những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ kéo dài, khoang miệng tổn thương nặng, các bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện sốt từ 38 đến 40 độ. Khi thấy có các dấu hiệu sốt trên 38,5 độ, các mẹ cần ngay lập tức hạ sốt nhanh cho bé bằng các biện pháp như: nới lỏng quần áo, không mặc quá nhiều đồ, lau người bằng nước ấm, chườm lạnh cho trán và dùng thuốc hạ sốt loại phù hợp.

2. Đưa bé đến cơ sở uy tín để khám. Trường hợp này, bác sĩ thường cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh, kháng nấm và chất sát trùng. Triệu chứng loét miệng ở bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4 – 5 ngày.

3. Loét miệng cũng có thể xảy ra khi bé phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc.

Phòng ngừa tình trạng loét miệng ở trẻ

Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, để phòng ngừa viêm loét miệng ở trẻ em, phụ huynh nên:

  • Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay cho trẻ em
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chỗ chơi, giường ngủ của bé
  • Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chăm sóc bé
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách và vệ sinh thêm cho bé. Khi trẻ khỏi bệnh nên thay bàn chải đánh răng để ngăn ngừa bệnh quay trở lại
  • Không để trẻ ngậm tay, chân hay vật dụng khác trong miệng
  • Cho trẻ tiêm phòng định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
  • Trẻ bị bệnh thủy đậu, tay chân miệng cần được chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ và không cho tiếp xúc với trẻ khác.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Lúc trẻ bị nhiệt miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe.

1. Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

2. Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

3. Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

4. Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

Nguồn tham khảo: Làm thế nào khi trẻ bị sốt cao, viêm loét họng? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Bài viết của

ngocanh