Cảnh báo một dị tật sơ sinh cực nguy hiểm, đến siêu âm cũng "bó tay"

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị dị tật không có mắt do mắc bệnh Anophthalmia, một rối loạn hiếm gặp trong thai kỳ và ngay cả siêu âm cũng khó có thể phát hiện ra.

Câu chuyện đau lòng về trẻ bị dị tật không có mắt ngay khi chào đời 

Sau những thời khắc vượt cạn đầy vất vả, hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn được âu yếm em bé sơ sinh hạnh phúc của mình trên tay và tin chắc rằng con đã có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Nhưng chị Liu, một bà mẹ người Quảng Châu, Trung Quốc lại phải đối mặt với sự thật kinh hoàng mà cô không ngờ tới.

Cậu con trai của Liu đã chào đời mà không hề có mắt. Các bác sĩ cho hay, em bé bị mắc bệnh Anophthalmia, căn bệnh hiếm gặp với biểu hiện là bé sinh ra thiếu 1 hoặc 2 mắt, hoặc không có hốc mắt. Đây cũng được xem là một trong các rối loạn hiếm hoi mà bà mẹ mang thai có thể gặp phải nhưng lại rất khó phát hiện bằng phương pháp siêu âm. Hiện y học vẫn chưa có phương pháp điều trị để phục hồi đôi mắt cho những trẻ mắc căn bệnh này.

Trong suốt quá trình mang thai, chị Liu đều được thăm khám đúng định kỳ nhưng thật đáng tiếc khi không bác sĩ nào phát hiện ra bệnh của bé cho đến ngày bé chào đời.

Trẻ bị dị tật không có mắt - Mẹ bầu đã biết về hội chứng Anophthalmia?

Anophthalmia, hay còn gọi là hội chứng rối loạn khiến bệnh nhân không có mô mắt hoặc cầu mắt. Bệnh thường khởi phát trong quá trình mang thai do đột biến gene, nhiễm sắc thể bất thường và các yếu tố độc hại bên ngoài như thuốc trừ sâu, hóa chất, phóng xạ, ... Theo số liệu thống kê thì cứ khoảng 10.000 ca sinh nở thì có một em bé gặp phải hội chứng này.

Bệnh xảy ra khi mô tế bào tạo mắt không thể hình thành trong giai đoạn mang thai và thay vì đôi mắt hoàn chỉnh lại xuất hiện 2 hố mắt trống không. Anophthalmia không thể phát hiện bằng siêu âm hay các xét nghiệm thông thường trong thai kì.

Do hiếm gặp nên phương pháp điều trị bệnh Anophthalmia hiện vẫn chỉ mang tính tạm thời, không thể mang lại ánh sáng cho trẻ mà chỉ là giải pháp tình thế như dùng mắt nhựa, mắt thủy tinh giả để cải thiện khuôn mặt và khi trẻ lớn lên phải thay mắt mới cho phù hợp. Ngoài ra, giải pháp tiếp theo là phẫu thuật thẩm mỹ nếu trẻ mắc phải nhiều dị dạng vật lý, thường được tiến hành sau khi trẻ được 2 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để giúp bé chào đời không dị tật?

Hội chứng Anophthalmia chỉ là một trong các dị tật bẩm sinh mà bác sĩ khó có thể phát hiện ra bằng siêu âm và xét nghiệm thông thường. Với một người phụ nữ mang thai, đây quả thật là nỗi lo lắng không thể nói hết nên lời. Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, để phòng tránh tốt nhất các dị tật, mẹ bầu nên:

1. Chuẩn bị cho mình một thai kỳ khỏe mạnh

Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, hãy vạch ra một kế hoạch thật cẩn thận và chi tiết. Xem xét chế độ dinh dưỡng, môi trường sống và các thói quen sinh hoạt hiện tại. Bạn cần đảm bảo mình và người bạn đời có một thể chất khỏe mạnh bằng việc khám tiền sản và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho em bé chào đời.

2. Uống acid folic trước vào trong khi mang thai 

Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.

3. Khám thai đầy đủ và thực hiện tầm soát trước sinh khi cần thiết 

Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi đây là cách tốt nhất để bác sĩ có thể giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cũng trong những tuần mang thai đầu tiên, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ rủi ro và biến chứng trong thai kỳ. Ngoài các xét nghiệm cần thiết thì tư vấn về sàng lọc trước sinh cũng là vấn đề quan trọng không kém, đặc biệt đối với những mẹ từng có tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi như sảy thai, thai ngoài tử cung, sinh non, ...

Theo afamily

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương