Trẻ bị đau nửa đầu – Nguyên nhân là do đâu? Liệu bệnh đau nửa đầu có gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ? Có cách nào để phòng tránh chứng đau nửa đầu của con?
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau nửa đầu
Theo nhiều thống kê cho thấy, hiện tượng đau đầu cũng như đau nửa đầu không chỉ xảy ra với người lớn mà thậm chí cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải.
Bệnh đau nửa đầu có thể xuất hiện ngay khi trẻ trong độ tuổi mẫu giáo
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến căn bệnh đau đầu của trẻ chính là do di truyền. Với những gia đình vốn có thành viên đã có tiền sử của bệnh đau nửa đầu thì trẻ sinh ra cũng có khả năng mắc bệnh này.
Ngoài ra, yếu tố tác động từ bên ngoài có thể khiến trẻ dễ bị đau đầu phát sinh từ việc mạch máu tại não bộ giãn ra quá mức. Điều này là do chất Serotonin, một chất có nhiệm vụ kiểm soát sự co giãn của mạch máu hoạt động bất thường.
Bệnh đau nửa đầu được phân thành 2 loại chính là
- Chứng đau nửa đầu không có dấu hiệu cảnh báo, loại này phổ biến nhất trong số nhóm những bệnh nhân mắc bệnh.
- Loại thứ hai là chứng đau nửa đầu đi kèm với dấu hiệu cảnh báo xuất hiện thường xuyên như thị giác trở nên bất thường, bệnh nhân thường nhìn thấy ánh sáng hình ziczac hoặc khi nhìn hình ảnh nào đó thì một phần của hình ảnh này trở nên tối đi, khả năng nhìn kém, không rõ ràng.
Có thể quan sát các dấu hiệu này từ việc trẻ thường xuyên kêu ca bị đau đầu dù sức khỏe tốt cũng như không có vấn đề về thị giác. Con có thể gặp hiện tượng đau đầu ở vùng trán, thái dương kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ. Trẻ sẽ cảm thấy đau nhức hơn khi đứng dậy đi lại, đôi khi còn buồn nôn, khó chịu.
Liệu có cách nào để phòng chống được chứng trẻ bị đau nửa đầu?
Theo Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ cho biết, bệnh đau nửa đầu thường không gây ra nguy hiểm cho trẻ. Chỉ có điều nó sẽ tác động không ít tới cuộc sống hàng ngày của trẻ như bé có thể cảm thấy khó chịu, quấy hơn mức bình thường.
Chính vì vậy cách tốt nhất để chăm sóc và phòng tránh hiện tượng đau nửa đầu ở trẻ mà cha mẹ có thể làm chính là:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nắng gắt. Khi bé ra ngoài trời vận động cần nhắc bé đội mũ, ô, đeo kính chống nắng.
- Nên tránh cho trẻ không ăn các loại thực phẩm như sô-cô-la, phô mai, thức ăn sẵn như xúc xích, mì tôm, … đây là những loại thức ăn dễ khiến bệnh đau nửa đầu của trẻ bị kích thích nhiều hơn.
- Tuyệt đối không để trẻ rơi vào tình trạng thiếu ngủ, thức khuya. Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Không nên để trẻ tập thể dục quá sức hoặc các hoạt động thể chất nặng.
- Nếu con có hiện tượng đau đầu, hãy khuyến khích bé nằm ngủ, nghỉ ngơi thật nhiều.
- Cha mẹ có thể sử dụng Paracetamol để giúp trẻ giảm tình trạng đau đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ có hiện tượng đau đầu dữ dội thì nên cho bé đi khám ngay lập tức.
Theo The Asianparent