Trẻ bị cúm A/H1N1 bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc hiệu quả để bé mau hết bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị cúm A H1N1 bao lâu thì khỏi, ba mẹ cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động của loại bệnh cúm này từ thời gian ủ bệnh cho đến khi bệnh có biểu hiện.

Trẻ bị cúm A H1N1 bao lâu thì khỏi?

Cũng như một số loại bệnh cúm khác, A H1N1 thường có nguy cơ gây ra nguy cơ biến chứng nghiêm trọng đối với trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, và người ở mọi lứa tuổi có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Trẻ em bị cúm A H1N1 thường có những biểu hiện như cúm thông thường nhưng ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu sau:

  • Ba mẹ sẽ thấy trẻ có thể bị sốt trên 38 độ C, rét run, đau họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể đau nhức cơ – khớp, mệt mỏi.
  • Trẻ thở nhanh, cảm giác khó thở. Da xanh, niêm mạc nhợt. Không uống được nước, nôn mửa nhiều lần, hay nôn liên tục. Trẻ ngủ li bì, mệt không chịu chơi. Có thể hết sốt 1 – 2 ngày , đỡ sổ mũi, nhưng sau đấy lại sốt, ho nhiều hơn.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi.

Trong tình hình đại dịch như hiện nay, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của cúm như chảy nước mũi, ho nhiều, có đờm và đặc biệt khi bé bị sốt thì cách tốt nhất là đưa trẻ đi làm xét nghiệm dịch mũi họng tại các phòng khám chuyên môn hoặc bệnh viện nhi.

Với câu hỏi, trẻ bị cúm A H1N1 bao lâu thì khỏi, ba mẹ cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động của loại bệnh cúm này

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm (thời gian ủ bệnh), trẻ sẽ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh như trên. Nếu cơ thể bé có sức đề kháng tốt, con được chăm sóc đúng cách thì trẻ có thể tự khỏi bệnh cúm, hồi phục nhanh sau 5-7 ngày.

Trong một vài trường hợp, khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Chính vì thế, muốn trẻ nhanh khỏi và không gặp các biến chứng thì ngay trẻ có các dấu hiệu của bệnh cúm A, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám nhi ở các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh sớm, tiếp nhận sự điều trị kịp thời từ phía các bác sĩ chuyên khoa.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm A H1N1 để con nhanh khỏi 

Điều trị cúm A theo phác đồ của bác sĩ là an toàn, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó để trẻ mau khỏi mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Thực hiện các biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ.

2. Cần hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang trong thời gian chăm sóc bé.

3. Cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng, đơn kê của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

5. Kiểm tra và theo dõi chặt chẽ thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay của trẻ khi bị bệnh.

6. Cho trẻ ăn cháo, súp, canh, các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả có nhiều vitamin C. Có thể cho bé uống nước chanh pha mật ong hàng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.

8. Mặc quần cho trẻ theo thời tiết. Khi bé sốt không cần mặc cho bé quá nhiều lớp để giúp trẻ được thoát nhiệt tốt hơn. Nếu là trời lạnh, nên giữ ấm cho trẻ ở lòng bàn chân.

Tiêm vắc xin cúm A cho trẻ – Cách phòng tránh cúm hữu hiệu với trẻ nhỏ

Ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Do đó, tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ từ 6 tháng – 5 năm tuổi đi tiêm vắc xin cúm vào trước mùa cúm nhằm phòng tránh được những nguy cơ như:

  • Vi rút cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên.
  • Để bảo đảm sự tương đồng giữa chủng vi rút cúm có trong vắc xin và chủng vi rút cúm hiện đang lưu hành, thành phần của vắc xin cúm được thay đổi hàng năm.
  • Kháng thể bảo vệ tạo ra bởi vắc xin cúm tồn tại trong thời gian ngắn dưới 1 năm.

Với trẻ em dưới 3 tuổi, cần tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 28 ngày đến 1 tháng. Với các em từ 3 tuổi trở lên thì chỉ cần tiêm một mũi và tiêm nhắc lại hàng năm do bệnh cúm khác nhau mỗi năm và vắc-xin cũng được thay đổi theo năm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, ba mẹ cần nắm vững thời điểm tiêm và số mũi tiêm vắc xin cúm cho trẻ nhằm giảm nguy cơ bệnh và tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương