Bé trai đứt phế quản, rơi vào tình trạng nguy kịch do bị cây đè vào người

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở đâu cũng vậy, trẻ nhỏ thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Điển hình nhất là trường hợp đau lòng khi bé bị cây đè vào người ở Quảng Ninh.

Bé trai đứt phế quản, rơi vào tình trạng nguy kịch do bị cây đè vào người

Ra đường, trẻ phải đối mặt với nhiều rủi ro…

Từ tai nạn giao thông, gãy tay, gãy chân…

Đến nguy hiểm hơn như bị bắt cóc, bị các bệnh về tim, về não…

Hay những nguyên nhân khách quan khác.

Bé trai bị cây đè vào người

Bé tại Quảng Ninh bị cây đè vào người

4 tuổi, đang chơi ngoài đường, bất ngờ, một bé trai trú tại Quảng Ninh bất ngờ bị cây đè vào người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay khi phát hiện ra, gia đình đã đưa em vào Trung tâm Y tế huyện xử lý ban đầu. Sau khi được đặt ông khí quản, dẫn lưu khí màng phổi hai bên, bệnh nhi được chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh điều trị.

Tại đây, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở nhiều. Bé còn chảy máu mũi miệng, sưng nề nhiều vùng đầu mặt và ngực.

Kết quả kiểm tra chụp CT cho thấy, bệnh nhi bị đa chấn thương, nguy kịch đến tính mạng. Bởi phế quản gốc phải bị đứt gây suy hô hấp nhanh, chèn ép phổi tim.

Ca phẫu thuật phức tạp

Sau nhiều cơn bão, cây cối có xu hướng bị bật gốc, rễ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhận thấy đây là trường hợp chấn thương vô cùng phức tạp, ngay trong đêm, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã chỉ định phẫu thuật khẩn cấp cùng với hội chẩn từ xa qua điện thoại cùng với chuyên gia đầu ngành của tuyến Trung ương.

Từ đây, một phác đồ đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhi được lập ra.

Theo bác sĩ Phạm Việt Hùng, Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, kiểm tra thấy phế quản gốc phải bị đứt rời. Điều này gây ra tình trạng suy hô hấp do không khí không vào được 2 phổi.

Nhịp tim bé chậm dần, rời rạc!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị cây đè vào người dần rơi vào trạng thái nguy kịch hơn!

Sau 3 giờ phẫu thuật khẩn trương, phép lạ đã xuất hiện.

Ca phẫu thuật thành công!

Sức khoẻ cháu tiến triển tích cực, không còn tràn khí màng phổi, cải thiện tình trạng suy hô hấp.

Đến thời điểm này, sau hơn 3 ngày điều trị, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhi ổn định và tiếp tục được đội ngũ bác sĩ hồi sức theo dõi chặt chẽ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu trẻ bị chấn thương trong

Những chấn thương như thế này rất nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em

Trường hợp bé ở Quảng Ninh vẫn còn may mắn. Bởi đa phần, khi xảy ra va chạm như trên, bé thường bị đa chấn thương.

Nguy hiểm nhất vẫn là chấn thương sọ não!

Chấn thương sọ não sẽ có các mức độ chấn thương khác nhau, tuỳ theo lực va đập mạnh hay nhẹ mà phân chia thành các hình thức chấn thương sọ não.

Chấn động não

Đây là mức độ nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nứt sọ

Đây là tình trạng đầu bị va đập tương đối mạch làm nứt phần xương sọ.

Dập não

Là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não bên trong hộp sọ.

Tụ máu các loại

Là tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong họp sọ và não gây chảy máu tạo máu tụ. Tình trạng này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm người bệnh sẽ tử vong.

Cách nhận biết trẻ bị chấn thương trong

Hy hữu nhưng vẫn xảy ra

Trong trường hợp bị trẻ bị chấn thương ở đầu, nếu có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
  • Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú.
  • Nhiều trẻ ngay sau khi ngã vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường như ngủ nhiều, lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn.
  • Trẻ có thể buồn nôn hay nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ sau khi ngã (mà trước đó trẻ bình thường), kể cả không ăn uống gì.
  • Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao và than đau đầu.
  • Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.

Nên nhớ, càng cho trẻ đến bệnh viện sớm bao nhiêu thì càng có khả năng cứu sống trẻ bấy nhiêu. Thời gian từ khi bị nạn đến khi được cấp cứu là thời gian vàng!

Hãy nhớ điều đó!

Theo NLD

Xem thêm:

Trẻ nhỏ làm “gãy” chim bố. Bạn biết gì về chấn thương mô mềm dương vật?

Ẵm trẻ sai cách có thể gây chấn thương lâu dài

Lào Cai: Bé 3 tháng tuổi tử vong vì tiêm vắc xin ComBE Five

 

 

 

 

Bài viết của

DAVE