TRẻ bị bỏng nước sôi: Các bước sơ cứu cơ bản dành cho cha mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp ở trẻ nhất là giai đoạn từ 1-6 tuổi, khi đó trẻ đã biết đi và thường rất hiếu động, thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa biết hết được sự nguy hiểm. Chính vì vậy mà bố mẹ cần quan sát trẻ cẩn thận, để những vật dụng có thể gây nguy hại ở những nơi mà trẻ không thể đụng tới được. Tai nạn do bỏng nước sôi không chỉ làm trẻ đau đớn, ảnh hưởng cơ thể, tâm lý mà còn gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị bỏng nước sôi:

  • Nguy cơ trẻ bị bỏng khi bước vào tuổi biết đi
  • Trẻ bị bỏng nguy hiểm như thế nào?
  • Có nên dùng kem đánh răng để bôi lên vết bỏng cho trẻ?
  • Cha mẹ cần sơ cứu như thế nào trong trường hợp con bị bỏng?
  • Bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bị bỏng như thế nào?

Nguy cơ trẻ bị bỏng khi bước vào tuổi biết đi

Bước vào lứa tuổi chập chững cũng là lúc trí tò mò, khám phá của trẻ được phát huy hơn bao giờ hết. Đồng thời, mức độ nguy hiểm từ các tai nạn ngầm của môi trường xung quanh cũng tăng lên. Điều này luôn khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Bạn có thể chưa biết:

Câu chuyện đầy kinh hoàng của một người mẹ có con bị bỏng nước sôi

Xử lý thế nào khi con chẳng may bị bỏng – Cách phòng ngừa nguy cơ bỏng cho bé

Một trong những nguy cơ đó là “bỏng”. Trẻ có thể bị bỏng do các chất lỏng như nước sôi, đồ ăn, canh, v.v. Hoặc cũng có thể là từ các vật có độ nóng như nồi, chảo, bàn là, …

Trẻ bị bỏng nguy hiểm như thế nào?

Nếu trẻ tiếp xúc với các chất lỏng hoặc vật nóng như đã nói trên sẽ khiến phần cơ, da của trẻ bị biến đổi. Mức độ nghiêm trọng của vết thương còn phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian trẻ tiếp xúc với vật nóng đó.        

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu trẻ tiếp xúc với vật nóng ở nhiệt độ cao như bé bị phỏng nước sôi, da trẻ sẽ bị phá hủy chỉ trong vòng không đầy vài giây.
  • Vết thương ở cấp độ bỏng nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như, đó là bộ phận nào trên cơ thể, độ sâu, rộng của vết bỏng.
  •  Một số trường hợp, mạch máu của trẻ có thể bị phá hủy. Điều này sẽ dẫn đến hoại tử da thịt. Một khi mạch máu bị hủy hoại sẽ xảy ra hiện tượng thoát dịch mao mạch và viêm sưng mô (vết thương sẽ sưng đỏ). Khi đó trẻ sẽ dễ bị sốc bỏng do máu không đủ để đi nuôi cơ và da.

Có nên dùng kem đánh răng để bôi lên vết bỏng cho trẻ?

Rất nhiều người lầm tưởng rằng kem đánh răng có thể dùng để sơ cứu vết bỏng. Các  bác sĩ khuyên cha mẹ tuyệt đối không nên làm như vậy. Kem đánh răng có thể khiến vết thương bị ngứa, rát. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng cao nếu cha mẹ làm theo cách này.

Ảnh: Hướng dẫn băng bó vết bỏng cho trẻ

Cha mẹ cần sơ cứu như thế nào trong trường hợp con bị bỏng?

Nhiều cha mẹ không hiểu rõ và biết cách xử lý đúng khi trẻ bị bỏng, điều này khiến vết bỏng càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế cha mẹ cần hiểu rõ, các bước sơ cứu trẻ bị bỏng sẽ giúp tổn thương ở mức nhẹ nhất:

  1. Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi đó để tránh làm vết thương nặng hơn.
  2. Lập tức rửa vết bỏng dưới vòi nước hoặc nước muối sát khuẩn, giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm viêm nhiễm, hạn chế tổn thương lan rộng.
  3. Tiếp đó dùng khăn sạch thấm khô vết bỏng.
  4. Sau đó, cha mẹ cần quan sát xem trên da trẻ có xuất hiện các nốt phỏng nước hay không. Phần da bị bỏng có đổi màu không.
  5. Sau khi sơ cứu cho trẻ tại nhà, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Trẻ bị bỏng nước sôi có để lại sẹo không? Thông thường, nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát. Phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen. Không có nốt phỏng nước. Vết bỏng dạng nhẹ này sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều trị bỏng bằng thuốc nam, bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng

Nghịch cắn dây điện, bé 2 tuổi bỏng nặng, cằm miệng bị hoại tử!

Nếu vết bỏng bị tổn thương, cần dùng bông gạc thấm nước muối băng lại. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bôi lên vết thương.  

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy có các biểu hiện sau:

  • Phần da bị bỏng đổi màu
  • Xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn
  • Trẻ cảm thấy đau nhức
  • Vùng bị bỏng là da mặt hoặc bộ phận sinh dục

Trường hợp này, cha mẹ cần cho trẻ  đi khám để được điều trị ngay lập tức.

Bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bị bỏng như thế nào?

Khi đến bệnh viện, thông thường bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ theo các bước như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Rửa sạch vết thương
  2. Bôi thuốc kháng sinh vào vùng bị bỏng
  3. Nếu vùng da bỏng bị hoại tử, trẻ sẽ được tiểu phẫu để cắt bỏ.
  4. Trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật da nhiều lần dựa trên mức độ của vết bỏng.

Ngoài ra, trẻ có thể phải tiêm vắc xin để phòng tránh nhiễm trùng uốn ván. Tùy thuộc vào mức độ vết thương mà trẻ sẽ được dùng thuốc giảm đau phù hợp.

Theo The Asianparent Thái Lan

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương