Cho trẻ ăn dặm muộn và những hệ quả khó lường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu trẻ ăn dặm muộn và chỉ bú mẹ sẽ không đủ năng lượng, dễ mắc nguy cơ thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể hấp thụ thực phẩm đặc ngoài sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé ăn dặm muộn hơn sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ ăn dặm muộn

Nguy cơ khi trẻ ăn dặm muộn

– Đối với trẻ 6 tháng, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ. Thời điểm này các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh. Lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 700kcal cho bé. Trong khi đó, một bé 6 tháng tuổi cần ít nhất từ 800-900kcal. Vì vậy, bé 6 tháng tuổi cần nguồn dinh dưỡng cao hơn. cho trẻ ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ.

– Sau 6 tháng nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh của trẻ bắt đầu cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung năng lượng cũng như lượng sắt cần thiết. Nếu không bé sẽ có nguy cơ thiếu sắt rất cao.

– Việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, từ chối thức ăn đặc. Ăn dặm muộn không giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm… như những lời đồn đại không có căn cứ khoa học vẫn tồn tại trước đây.

Dấu hiện nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm để tránh tình trạng cho trẻ ăn dặm muộn 

Chỉ có các bé sinh non được khuyên nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn. Còn lại khi bé được 6 tháng tuổi đều có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm sau đây:

– Cân nặng tăng gấp đôi so với thời điểm sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Ăn dặm lúc này cũng để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định. Điều này cho thấy bé đủ cứng cáp để có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc hơn.

– Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.

– Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

– Trẻ biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món nào đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ như trước.

– Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.

Ngoài việc cán mốc 6 tháng tuổi, cha mẹ hãy để ý những biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Nguyên tắc ăn dặm đúng cách

Cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc được đề xuất bởi Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ, sữa công thức. Bột vị ngọt thường được ưu tiên khi cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó mẹ có thể dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít-nhiều”. Đây là cách để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với thức ăn. Bạn nên cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần. Cụ thể tháng đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần. Sau đó tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén.
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” giúp quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”. Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ. Hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn có cấu trúc phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.

Không nên ép bé ăn khi bé không muốn, tránh dẫn đến hệ lụy biếng ăn ở trẻ

  • “Không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm. Đây là tiền đề của chứng biếng ăn ở trẻ. Lúc này, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm sau một khoảng thời gian. Sau đó mẹ có thể tiếp tục việc ăn dặm để trẻ không bị căng thẳng.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Trẻ ăn dặm cũng cần nguồn dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm cơ bản sau đây:

  • Nhóm bột đường:gạo, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Chất đạm:thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các loại đậu…
  • Nhóm chất béo:dầu, bơ, các loại hạt có dầu
  • Các vitamin và khoáng chất:rau củ và các loại trái cây.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé. Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng. Ngoài ra nó có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.

Không thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm trước khi bé tròn 1 tuổi. Không ít mẹ cho rằng cần thêm một chút nước mắm để kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì ăn muối không tốt cho thận của bé. Việc thêm mắm muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức. Điều này gây hại không nhỏ cho 2 quả thận còn non nớt của con.

Nguyên liệu sạch và an toàn: Nguyên liệu cho bé ăn dặm cần đảm bảo sạch và an toàn. Mẹ cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Nếu thực đơn ăn dặm của bé có cá hay tôm thì cần đảm bảo gỡ hết xương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy chọn những nguyên liệu tươi ngon, an toàn khi chế biến ăn dặm cho con mẹ nhé.

Vệ sinh thực phẩm khi chế biến: Những dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của bé cần được rửa và giữ sạch. Thức ăn sau khi nấu cần cho bé ăn ngay trong vòng hai giờ.

Thay lời kết

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ tránh hoang mang không biết nên cho trẻ ăn dặm muộn hay không. Chúc bạn có một hành trình ăn dặm cùng con thật suôn sẻ!

Xem thêm

Ăn dặm: Những gì bé có thể và không thể ăn trong độ tuổi ăn dặm?

5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ làm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi!

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đã bổ dưỡng lại còn ngon lành

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng