Cách điều trị khi trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón là gì? Tại sao trẻ 6-7 tháng tuổi thường bị táo bón? Bố mẹ phải làm gì để ngăn ngừa và điều trị tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh?

Tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ từ 6 hoặc 7 tháng tuổi trở lên do nhiều nguyên nhân. Hầu hết là do chế độ ăn uống của trẻ bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, việc táo bón ở 7 tháng tuổi thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc làm bố mẹ lo lắng.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và khoảng các giữa các lần đi tiêu dài hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ

Tình trạng táo bón khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa diễn ra chậm. Theo đó, chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày sẽ gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể kẻ đến như nứt hậu môn, trĩ và một số vấn đề khác…

Khi nào thì trẻ 7 tháng được chẩn đoán là táo bón?

Quan sát một số biểu hiện sau có thể chẩn đoán tình trạng táo bón của bé:

  • Dựa vào tần suất bé đi tiêu trong một ngày hoặc trong một tuần. Nếu bé không đi tiêu trong 5-10 ngày, có thể bé đã bị táo bón
  • Bé đi tiêu khó khăn
  • Bé phải cong lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố rặn
  • Phân cứng, khó ra
  • Trong phân của bé có lẫn máu hoặc có màu đen

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên tham khảo. Mẹ cần có sự chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ để xác định trẻ có táo bón hay không. Khi bạn thấy các biểu hiện trên hoặc cảm thấy lo lắng, thì nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị táo bón. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ bị dị ứng với sữa công thức
  • Có thể hệ tiêu hóa của trẻ không thể dung nạp được lactose có trong thành phần sữa
  • Thực đơn ăn dặm của trẻ quá ít rau xanh và chất xơ
  • Trẻ ăn quá nhiều loại trái cây ít chất xơ mà lại thừa đường
  • Trẻ uống ít nước hơn nhu cầu
  • Có thể do trẻ ít vận động
  • Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chứa ít vi sinh có lợi. Từ đó, khiến khả năng tiêu hóa thức ăn của bé còn thấp, sinh ra đầy bụng và táo bón.

Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi 

Nếu trẻ táo bón, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục bệnh và ngăn ngừa tình trạng táo bón, mẹ cũng có thể làm theo những cách sau:

Cho trẻ uống thêm nước

Bên cạnh việc tích cực cho bú sữa mẹ, chị em cũng có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Lưu ý, nên cho trẻ uống mỗi lần vài ngụm, uống nhiều lần trong ngày. Không nên cho trẻ uống 1 lần quá nhiều nước. Điều này sẽ gây tình trạng rối loạn điện giải trẻ nhỏ.

Đổi sữa công thức

Hãy thử đổi sang loại sữa bột khác. Các chị em có thể nghiên cứu thành phần sữa. Hoặc đơn giản hơn là tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung chất xơ

Nếu trẻ đã ăn dặm, hãy thử bổ sung các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng. Các mẹ có thể cho trẻ ăn như rau lang, khoai lang, mồng tơi, rau dền, đu đủ chín...

Thực đơn ăn dặm đa dạng

Không nên chăm chăm vào một món ăn dặm bất kỳ. Kể cả khi loại thực phẩm đó có "thần thánh" thế nào. Mẹ nên đa dạng thực phẩm dùng trong thực đơn ăn dặm. Điều này giúp bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh tình trạng táo bón.

Ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt ở trẻ.

Hỗ trợ trẻ vận động

Nếu trẻ không thích vận động nhiều, mẹ hãy hỗ trợ trẻ. Hãy tập cho trẻ lẫy, lật, co duỗi chân, vươn tay... để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ còn có thể nắm hai cổ chân hoặc ống quyển của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, rất hữu ích cho bé trong trường hợp táo bón.

Massage cho trẻ

Chị em nên sử dụng dầu massage để bàn tay có thể di chuyển trơn tru và đem lại cho bé cảm giác dễ chịu. Tư thế tốt nhất để massage cho bé là để bé nằm ngửa với chân hướng về phía mẹ. Sau đó, hãy nhẹ nhàng lấy đầu 2-3 ngón tay khép lại xoa bụng trẻ theo vòng tròn. Lưu ý là xoa theo chiều kim đồng hồ.

Ngoải ra, mẹ nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi bé ăn mới có thể tiến hành massage.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng bố mẹ đã biết được những nguyên nhân gây táo bón và cách hỗ trợ điều trị cho trẻ 7 tháng.

Xem thêm:

7 loại nước ép trái cây giúp bạn không bị táo bón

Trẻ bị táo bón – Khi nào mới cần thụt hậu môn?

Thực đơn cho bé bị táo bón cung cấp nhiều chất xơ dễ tiêu hóa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Momaya