Quá trình mọc răng hàm của trẻ 5 tuổi và những lưu ý cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là một trong những sự kiện quan trọng của việc thay răng sữa bằng những chiếc răng răng vĩnh viễn cứng cáp. Để đảm bảo sự khỏe đẹp cho hàm răng của trẻ, mẹ nên theo dõi và quan sát thường xuyên cũng như nắm rõ các kiến thức về quá trình mọc răng hàm này.

Dấu hiệu của việc mọc răng hàm ở trẻ 5 tuổi

Ở giai đoạn 5 tuổi, trẻ có dấu hiệu thay răng sữa thành răng cố định

Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm các mẹ dễ nhận biết thông qua những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Sốt nhẹ: đây là dấu hiệu bình thường và hay xảy ra khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm. Các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch từ người mẹ. Vì vậy đây là vấn đề thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng yếu.
  • Quấy khóc vì cảm giác khó chịu: Tuy quá trình mọc răng của các bé là khác nhau nên không phải bé nào cũng gặp phải tình trạng này, đa phần việc mọc răng vẫn đem lại cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt.
  • Cằm và khu vực xung quanh miệng nổi mẩn: Do nước dãi của bé chảy nhiều dẫn đến việc các vùng da xung quanh miệng sẽ dễ bị khô và xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
  • Hay ho sặc. Do tình trạng chảy nước dãi như nói trên, bé sẽ thường xuyên tích nước dãi trong miệng, dẫn đến ho sặc. Tuy nhiên, khi những cơn ho kèm theo sốt, sổ mũi và dị ứng thì có thể là dấu hiệu trẻ bị ốm.
  • Có xu hướng muốn gặm nhai bất cứ cái gì có trong tay.
  • Chán ăn. Triệu chứng đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ không muốn ăn uống như bình thường.
  • Dễ thức giấc giữa giấc ngủ

Quá trình trẻ 5 tuổi mọc răng hàm

Răng hàm có thể mọc sớm nhất lúc 5 tuổi

Quá trình thay răng của trẻ thường diễn ra từ 5 – 12 tuổi, một số trường hợp diễn ra sớm hoặc muộn hơn. Theo đó, răng hàm số 6 có thể mọc sớm nhất lúc 5 tuổi, lúc chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Vì thế có thể xảy ra 2 trường hợp khi trẻ mọc răng hàm số 6, một là bị sâu răng không điều trị kịp thời, hai là mọc chen chúc, lệch ra khỏi khớp cắn, khó điều chỉnh dẫn đến lệch răng vĩnh viễn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, khi con được 5 tuổi mẹ nên để ý xem chiếc răng hàm số 6 của con mọc như thế nào để có cách chăm sóc bé tốt nhất. Nếu răng bị mọc lệch cần đưa bé đến nha khoa để bác sĩ nắn lại.

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên được chăm sóc như thế nào?

Giảm đau tự nhiên

Đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng đau và sưng nứu răng trở nên nặng hơn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mọc răng hàm, bé có thể sẽ sốt và sưng đau nứu, mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên như:

  • Nấu chín mềm thực phẩm để cho bé ăn uống tiện lợi hơn
  • Uống nhiều nước lọc và nước trái cây giàu vitamin C để giảm tình trạng viêm lợi, đau nướu có thể xảy ra.
  • Để giảm tình trạng đau nướu, mẹ nên bỏ vòng nhai mềm hoặc một chiếc khăn sạch, ướt vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Vòng nhai cho trẻ, không nên chọn những loại chứa chất lỏng ở bên trong vì dễ bị rò rỉ dịch, gây hại cho sức khỏe, thay vào đó chọn chất liệu mềm như cao su.
  • Dùng ngón tay của mẹ để massage lợi cho con, làm xoa dịu cơn đau, và tất nhiên đừng quên rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.
  • Nếu như trẻ bị sốt do mọc răng trên 38 độ, 38,5 độ mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ.
  • Có thể sử dụng miếng dán hạ sốt hay thuốc giảm đau cần thông qua ý kiến của bác sĩ trước.
  • Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy khi mọc răng, nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Phòng ngừa viêm nứu và sâu răng

Dạy con giữ gìn vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng

  • Chú ý thực đơn dinh dưỡng như: Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi đầy đủ hàng ngày để hỗ trợ răng trẻ mọc đều, chắc khỏe.
  • Chia bữa ăn của trẻ thành 6 – 8 bữa trong ngày và không nên ép buộc trẻ phải ăn khi đang đau răng .
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng cho bé sau khi ăn.
  • Tránh để bé dùng tay sờ vào chiếc răng hàm đang mọc hay đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng. Điều này sẽ khiến răng mọc chậm hoặc bị lệch.
  • Hạn chế tối đa số lượng thực phẩm ngọt mà trẻ ăn mỗi ngày và các loại đồ ăn cứng khó nhai.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham