Trẻ 4 tuổi không nghe lời dường như không phải là trường hợp hiếm. Bởi ở giai đoạn này, các bé dường như đang hình thành kỹ năng chống đối, phản kháng nhằm khẳng định cái tôi của mình với những người xunh quanh. Thay vì la mắng, ba mẹ có thể tham khảo những bí quyết dạy con nghe lời cực hữu hiệu dưới đây nhé.
Hạn chế la mắng con
Sự chống đối và phản kháng của các thiên thần nhỏ đôi khi khiến các bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu và bực bội. Thỉng thoảng, vì không kiềm chế được bản thân, nhiều ba mẹ đã có những hành động lớn tiếng hay làm đau con. Đây dường như là điều không được khuyến khích trong quá trình nuôi dạy con nhỏ.
Bởi la mắng trẻ sẽ gây những tác động tiêu cực đến tâm lý của cơn thơ. Hành động này vô tình hình thành cảm giác không tự tin, sợ hãi và nỗi ám ảnh về mặt tinh thần cho các thiên thần nhỏ của bạn.
Trao đổi trực tiếp với trẻ
Thay vì la mắng con, ba mẹ nên giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng bằng việc trao đổi trực tiếp với bé cưng. Bạn hãy cố gắng giảng giải cho con hiểu những điều mình mong muốn cũng như đưa ra giải pháp cho con lựa chọn một cách logic.
Lớn tiếng hay có những hành động tổn thương con lúc này chỉ làm cho các thiên thần nhỏ thêm phần ức chế cũng như bướng bỉnh hơn mà thôi, ba mẹ nhé.
Tránh hù dọa con dưới mọi hình thức
Hù dọa con thường là phương pháp răn đe trẻ không được nhiều chuyên gia tâm lý khuyến khích. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều bậc phụ huynh lại đang nuôi dạy con nhỏ của mình theo cách này.
Chắc hẳn bạn có thể đã quen tai với những câu nói như “Nếu con mà làm như vậy thì… sẽ đến và bắt con đi rồi nhốt con lại…”, “Ông kẹ đến bắt bây giờ, lại đây mau”…
Nuôi dạy con bằng cách hăm doạ trẻ không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần như sợ hãi, ám ảnh mà còn làm bé mất niềm tin ở người lớn.
Trẻ 4 tuổi không nghe lời: Không nói dối bé
Như lẽ tất nhiên, ba mẹ luôn là người duy nhất trên thế giới mà trẻ tin tưởng không điều kiện. Con yêu sẽ coi cha mẹ như những hình mẫu lý tưởng nhất để noi theo.
Tuy nhiên, khi nói dối trẻ để rồi khi con biết được sự thật, trẻ sẽ có xu hướng không bao giờ tin tưởng ba mẹ nữa. Đôi khi, con yêu sẽ vô tình bắt chước các bậc phụ huynh nói dối để đạt đạt được những điều mà mình mong muốn.
Vì lẽ đó, thay vì nói những lời không thật, ba mẹ hãy tự làm gương cho trẻ, đồng thời chỉ ra cho con những tác hại của việc nói dối như lấy ví dụ như minh họa qua những câu chuyện ngụ ngôn. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế hình thành thói quen xấu này trong tương lai.
Thực hiện “chiếc ghế hư hỏng”
Nếu đã thử tất cả các biện pháp mà vẫn không “thỏa hiệp” được với con, mẹ có thể thử biện pháp “chiếc ghế hư hỏng”. Chiếc ghế này có thể là một chiếc ghế bình thường vừa tầm với con hay một khu vực bất kỳ trong nhà không có đồ chơi nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bạn có thể đưa trẻ vào một góc trong phòng nơi để con ngồi suy nghĩ trong vòng 5 phút khi nào bé có hành động sai. Khi đó, ba mẹ nên giữ trẻ trong trong tầm mắt của mình, tránh đưa con sang một phòng khác hay khoá trẻ ở trong phòng một mình.
Nếu con chủ động ra khỏi ghế trước 5 phút, bạn chỉ cần lặp lại biện pháp này một lần nữa. Nếu bé vẫn cố tình bướng bỉnh hơn, ba mẹ có thể gia tăng thời gian ngồi trên ghế.
Đồng thời, các bậc phụ huynh nên giải thích cho các thiên thần nhỏ rằng bạn sẽ tiếp tục tăng thêm thời gian cho đến khi bé ngồi đủ 5 phút và xin lỗi vì những gì mình đã làm.
Trẻ 4 tuổi không nghe lời chính là việc con đang khẳng định cái tôi của mình. Vì thế, bạn hãy thông cảm cho các thiên thần nhỏ của mình. Thay vì la mắng trẻ, ba mẹ có thể tham khảo những bí kíp cực hữu hiệu ở trên để cả gia đình tìm được tiếng nói chung nhé.
Xem thêm:
- Dạy con cách tiêu tiền qua 5 nguyên tắc ba mẹ cần phải biết
- Mạng xã hội ảnh hưởng đến nuôi dạy con cái của bạn thế nào?
- Bạn chọn nuôi dạy con theo kiểu truyền thống hay hiện đại?