Bí quyết giúp trẻ 3 tuổi biếng ăn lấy lại niềm đam mê ăn uống

Có nhiều phương pháp giúp trẻ 3 tuổi không còn biếng ăn. Tuy nhiên, cách nào cũng cần bố mẹ kiên trì thực hiện. Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng với các bé biếng ăn ở độ tuổi này, chúng ta không những chỉ cần sự khéo léo áp dụng các biện pháp để giúp trẻ ăn ngon miệng, mà còn phải hiểu rõ tâm lý cũng như sở thích ăn uống của các bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ đã 3 tuổi nhưng không hiểu sao vẫn ăn uống khó khăn? Liệu mẹ đã làm gì sai? Trẻ có gặp vấn đề tâm sinh lý gì không? Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao trẻ 3 tuổi biếng ăn và cách khắc phục dứt điểm tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi biếng ăn?

3 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành sự thay đổi về thói quen ăn uống. Thời điểm này trẻ sẽ đổi cách thức ăn, bắt đầu làm quen với các món ăn của người lớn.

Do đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc biếng ăn, bỏ bữa:

  • Trẻ đã được hình thành thói quen ăn uống từ lúc nhỏ. Do trẻ chỉ thích ăn cháo hoặc cơm trắng, không thích làm quen với các món ăn mới.
  • Bố mẹ ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này khiến trẻ sợ hãi, không còn hứng thú với ăn uống.
  • Cách chế biến đồ ăn của bố mẹ chưa thật sự hấp dẫn, kích thích trẻ.
  • Do trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn. Điều này làm cho đến bữa ăn trẻ có cảm giác ngang dạ, không đói, không có cảm giác thèm ăn.
  • Trẻ bị phân tán vì tivi, điện thoại. Từ đó, không tập trung vào bữa ăn. Bố mẹ và người lớn có thói quen vừa xem tivi, dùng điện thoại khi ăn cũng khiến trẻ bắt chước.
  • Đây cũng là giai đoạn trẻ nhỏ hay bệnh. Trẻ có thể gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Bụng đau, thức ăn không tiêu khiến con không còn thiết ăn uống nữa.
  • Các bệnh lý khác như viêm phổi, đau họng… cũng khiến trẻ bỏ bữa.

Bố mẹ cần làm gì để trẻ hết biếng ăn?

Có nhiều phương pháp giúp trẻ 3 tuổi không còn biếng ăn. Tuy nhiên, cách nào cũng cần bố mẹ kiên trì thực hiện.

Chỉ cho trẻ ăn khi đói

Trẻ em từ chối thức ăn chẳng qua vì chúng chưa đói. Vì muốn con mau lớn nên bố mẹ liên tục cho con ăn. Con chưa kịp đói, bố mẹ đã “tộng” thêm thức ăn mới. Cứ thế, trẻ không có cơ hội được đói và thèm ăn. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

Ăn theo lịch

Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em khi tập ăn vào khung giờ cố định, sẽ hình thành thói quen tiêu hóa tốt.

Giảm bữa

Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày.

Vào các bữa xế, giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, mẹ hãy cho trẻ một quả chuối hay miếng đu đủ. Điều này cho  bé ăn trưa một cách ngon lành hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cắt ăn vặt

Mẹ hãy quan sát xem bé có hay ăn vặt không? Nếu có, hãy giảm những bữa ăn vặt.

Vài cái kẹo, một gói bánh, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

Giảm khẩu phần

Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Các mẹ có thể dựa theo khuyến cáo khẩu phần ăn tiêu chuẩn để giảm lượng thức ăn cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một bát cơm quá đầy không kích thích sự thèm ăn của bé đâu. Nó khiến trẻ sợ và ngán. Thay vào đó, bố mẹ hãy chia thành nhiều món và giảm lượng thức ăn lại. Từ đó, trẻ sẽ thấy hứng thú với việc ăn cơm hơn.

Đa dạng món

Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn 1 món, thì đương nhiên trẻ sẽ chán. Việc đa dạng món ăn sẽ khơi dậy tính khám phá của trẻ. Nó còn giúp việc bổ sung dưỡng chất cân bằng hơn.

Trang trí bắt mắt

Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Nếu mẹ khéo tay, mẹ còn có thể kể cho bé những câu chuyện thú vị qua một dĩa thức ăn.

Cho trẻ lựa chọn

Hãy để cho trẻ tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?”. Mẹ cũng có thể đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó. Mẹ cũng có thể để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món salad mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

Ngoài ra, mẹ hãy chấp nhận rằng có món trẻ thích và có món thì không. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của trẻ.

Cùng một loại thực phẩm, mẹ có thể biến tấu theo nhiều dạng khác nhau. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nhờ đó, trẻ vừa được ăn đầy đủ chất, vừa ngon miệng.

Nếu bé sợ rau, mẹ hãy cho bé ăn thêm trái cây. Nếu con ngán cơm, mẹ có thể đổi món sang bún, mì, bánh mì…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ uống sau khi ăn

Chỉ có trẻ uống sau bữa ăn. Mẹ không nên để  trẻ vừa ăn vừa uống, hoặc uống trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là bé sẽ không còn chỗ để chứa bữa cơm trưa.

Cho bé thời gian ăn

Cứ để cho trẻ ăn lâu tùy ý. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé.

Bố mẹ không nên sốt ruột. Vì khi thấy thái độ của bố mẹ, trẻ có thể ngừng ăn ngay.

Bữa cơm gia đình

Bố mẹ có thể cho bé ngồi ăn chung với gia đình. Một số trẻ không thích ngồi ăn một mình vì buồn chán. Những câu chuyện trên bàn ăn của bố mẹ sẽ khiến bé say sưa ăn, quên cả thời gian.

Lưu ý là khi bé đã no thì nên ngừng bữa. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng bố mẹ đã biết cách khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ 3 tuổi. Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng với các bé biếng ăn ở độ tuổi này, chúng ta không những chỉ cần sự khéo léo áp dụng các biện pháp để giúp trẻ ăn ngon miệng, mà còn phải hiểu rõ tâm lý cũng như sở thích ăn uống của các bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Momaya