Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng có sao không? Nguyên nhân gốc rễ và bí quyết làm dịu cơn khó chịu cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng thường bị cho là mọc răng sớm và là nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng có điều gì bất thường. Thế nhưng, theo các bác sĩ và chuyên gia thì trẻ mọc răng sớm là hiện tượng hết sức bình thường mà cha mẹ không có gì phải quá băn khoăn.

Vậy cùng tìm hiểu thêm xem nguyên nhân, dấu hiệu trẻ mọc răng sớm và cách giảm sự khó chịu ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi mọc răng

Phần lớn trẻ mọc răng sớm do 3 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Yếu tố di truyền:

Nếu trong gia đình có thành viên từng mọc răng sớm thì có thể trẻ cũng thừa hưởng yếu tố này. Việc mọc răng sớm trong trường hợp này là hết sức bình thường và không đáng lo ngại.

Chế độ dinh dưỡng:

Nếu hàng ngày trẻ được hấp thu đầy đủ dưỡng chất và vitamin thì việc mọc răng sớm là chuyện hiển nhiên và dễ hiểu. Ngoài ra, nếu trẻ mọc răng muộn thì cha mẹ mới cần lo lắng vì thiếu hụt vitamin D và canxi dẫn đến răng nướu chậm phát triển.

Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng sớm có sao không?

Theo các chuyên gia nhi khoa thì việc mọc răng sớm ở trẻ là điều hoàn toàn bình thường và không có gì nghiêm trọng. Thậm chí, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vừa đẻ ra đã có 1-2 chiếc răng trong khi ở trẻ khác 1 tuổi mới mọc chiếc đầu tiên.

Vì vậy, điều quan trọng nhất cha mẹ cần chú ý là cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học để trẻ phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khung thời gian mọc răng sữa ở trẻ

6 – 9 tháng: 4 răng cửa giữa

Trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 sau sinh. Răng mọc thường là răng cửa hàm dưới. Lần mọc răng đầu tiên sẽ có thể gây đau đớn khiến bé khó chịu, quấy khóc và bỏ bú.

7 – 10 tháng: 2 răng cửa trên

Đến giai đoạn này, bé sẽ tiếp tục mọc 2 răng cửa hàm trên.

12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu nhú lên. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm.

Sau đó. trẻ sẽ mọc tiếp 2 chiếc răng hàm dưới đối diện với 2 chiếc răng hàm trên. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ để bổ sung flo và phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa

Lúc này, chiếc răng nanh sữa hàm trên sẽ bắt đầu xuất hiện. 2 răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ 4 chiếc răng nanh sữa này.

20 – 30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối cùng

2 chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi 2 răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của 2 răng hàm cuối cùng của hàm trên. Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30.

Cách giảm sự khó chịu khi trẻ mọc răng

Giai đoạn trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên sẽ gây ra nhiều sự khó chịu, đau đớn và cả những cơn sốt nhẹ khiến trẻ rất mệt mỏi. Lúc này, cha mẹ cần hết sức chú ý và có cách chăm sóc, vệ sinh đúng giúp trẻ dịu đi cơn khó chịu.

Cách đơn giản để làm dịu đi cơn đau là dùng khăn gạc được giặt sạch hoặc ngón tay nhẹ nhàng xoa khắp nướu cho trẻ. Ngoài ra, trường hợp cho bé dùng thuốc giảm đau thì nhất thiết phải theo các chỉ thị từ bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn vệ sinh khi trẻ 3 tháng tuổi mọc răng

Giai đoạn đầu (Từ 0 – 12 tháng)

Sau khi ăn, mẹ có thể dùng gạc y tế hoặc khăn sạch quấn quanh ngón tay và nhẹ nhàng lau nhẹ để vệ sinh nướu của trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh để tránh vi khuẩn bám lại và gây sâu răng.

Ở giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nhiều nước dãi và hay gặm các đồ vật xung quanh. Mẹ vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp dùng khăn sạch để vệ sinh răng nướu cho trẻ. Trường hợp bé quấy khóc quá nhiều trong giai đoạn này thì mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.

Giai đoạn 12 – 18 tháng:

Ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bàn chải và kem đánh răng để tự vệ sinh. Mẹ có thể chọn mua những loại bàn chải lông mềm, nhỏ gọn vừa tay bé cùng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ không cay để khiến bé yêu thích việc vệ sinh răng miệng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh vệ sinh răng hàng ngày, bé cũng cần làm sạch vùng lưỡi để tránh vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, sâu răng.

Đánh răng đều đặn tối thiểu 2 lần/ngày và thay bàn chải tối đa 3 tháng/lần. Để bảo vệ răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Theo những thông tin hữu ích bài viết đã cung cấp, việc trẻ 3 tháng tuổi mọc răng không có gì là bất thường và phải lo lắng. Cha mẹ chỉ cần chú ý quan tâm cũng như chăm sóc bé chu đáo hơn để bé giảm khó chịu và phát triển răng nướu đầy đủ, khỏe mạnh.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo