Đâu là thời điểm thích hợp để trao đổi về hôn nhân?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trao đổi về hôn nhân một cách thẳng thắn là cuộc trò chuyện cần có trong bất kỳ mối quan hệ nghiêm túc nào. Vậy thời điểm nào là thích hợp để bạn đề cập về vấn đề này với anh ấy? Chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời trong bài viết này.

Nên bắt đầu từ đâu để trao đổi về hôn nhân?

Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ khi nào là thời điểm thích hợp để nói chuyện về chủ đề quan trọng này, bạn nên tự hỏi bản thân một số câu hỏi.

Thật thư giãn và dành thời gian bạn cần để xem qua từng câu hỏi và trả lời thật trung thực:

1. Tại sao bạn lại muốn kết hôn?

Một sự chuẩn bị thật tốt để trao đổi về hôn nhân không bao giờ dư thừa. Đặc biệt là thật sự hiểu lý do bạn muốn kết hôn sẽ giúp bạn hiểu rõ hôn về bản thân và biết được liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để kết duyên vợ chồng.

2. Vì sao bây giờ lại là thời điểm thích hợp để trao đổi về hôn nhân?

Có điều gì đó đã thay đổi trong cuộc sống bạn không? Có ai đó truyền cảm hứng hay tác động đến quyết định muốn kết hôn này của bạn? Điều gì đã dẫn đến quyết định này?

3. Bạn có đang trong một mối quan hệ lâu năm, có cam kết với nhau hay là mối quan hệ ngắn hạn hay mới không?

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang trong một mối quan hệ nghiêm túc như lên kế hoạch cho tương lai, đi du lịch cùng nhau, trò chuyện thoải mái về các vấn đề tế nhị,…

4. Có yếu tố nào tác động hay bạn bị ảnh hưởng bởi ai đó khi đưa ra quyết định này không?

Trong trường hợp này, bạn cần loại trừ các tác động bên ngoài bởi sẽ khiến việc ra quyết định không còn sáng suốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Có bất kỳ yếu tố, niềm tin hoặc kỳ vọng nào khác mà bạn cần xem xét không?

Cọ thể đó là các yếu tố về tuổi tác, xã hội, tôn giáo, văn hóa, gia đình.

6. Ngay bây giờ, bạn có sẵn sàng cả về cảm xúc, tinh thần và thể chất để thảo luận về hôn nhân?

Bạn cần nhìn sâu vào con người mình để biết được liệu đây có phải thời điểm hợp lý hay không.

7. Bạn đã từng nói qua về chủ đề này trước đây (cho dù chỉ là một nhận xét hoặc trong những ngày đầu làm quen với nhau)?

Nếu hôn nhân là một vấn đề quan trọng với bạn, trao đổi về điều này khi ở giai đoạn đầu hẹn hò sẽ là cách tiếp cận tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian không cần thiết với một người không có cùng hướng đi và mục đích trong tương lai giống bạn. Và giúp bạn tránh yêu một người không muốn ràng buộc hôn nhân.

Các cặp đôi bàn về hôn nhân khi nào?

Một cuộc khảo sát gần đây của Zola với hơn 1.000 cặp vợ chồng mới cưới để khám phá câu trả lời khoảng thời gian các cặp đôi có cuộc trò chuyện về hôn nhân. Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn các cặp vợ chồng đều có cuộc trò chuyện về chủ đề này trước khi đính hôn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cuộc khảo sát cho thấy 94% cặp vợ chồng thảo luận về việc đính hôn trước khi anh ấy chính thức ngỏ lời. 30% trong số những người nói chuyện đính hôn và kết hôn ít nhất một lần một tuần.

Có thể bạn đang nghĩ rằng thật tốt khi biết được khoảng thời gian các cặp đôi khác trao đổi về hôn nhân. Nhưng làm thế nào để biết được khi nào là thời điểm thích hợp trong mối quan hệ của mình?

Các giai đoạn của một mối quan hệ

Một cách để hiểu rõ hơn về vấn đề này là hiểu được mối quan hệ của bạn đang ở giai đoạn nào.

Giai đoạn tán tỉnh / lãng mạn

Còn được gọi là giai đoạn trăng mật, đây là lúc cặp đôi sẽ cảm thấy gần như nghiện nhau. Đây là thời gian bạn chỉ nhìn thấy những điểm tốt của nhau. Tất cả những tật xấu, lỗi lầm nhỏ nhặt đều được bỏ qua.

Vậy giai đoạn này thường kéo dài bao lâu? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn tuyệt vời này kéo dài từ hai tháng đến một năm. Trong giai đoạn này, hầu hết các cặp đôi đã nói qua về chủ đề hôn nhân nhưng nó không phải là một cuộc nói chuyện nghiêm túc hoặc một kế hoạch cụ thể nào trong tương lai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giai đoạn hậu trăng mật

Còn được gọi là giai đoạn làm quen/điều chỉnh với thực tế. Đây là lúc các cặp đôi không còn ở trên “chín tầng mây” và nhận ra đối tác của họ cũng chỉ là một con người với ưu và khuyết điểm.

Nhiều đôi sẽ tan vỡ trong giai đoạn này nếu họ thật sự không có mối liên hệ mật thiết.

Giao tiếp cởi mở, trung thực và thường xuyên với nhau là điều cần thiết trong giai đoạn này nếu muốn mối quan hệ được tiếp tục. Và điều này bao gồm trao đổi với nhau về kế hoạch tương lai của cả hai.

Giai đoạn kết nối

Còn được gọi là giai đoạn đồng hành. Đây là lúc hầu hết các cặp đôi sẽ bắt đầu có những cuộc trò chuyện về hôn nhân. Giai đoạn này là lúc cặp đôi sẽ tìm thấy sự đồng điệu với nhau.

Niềm tin đã được xây dựng khá vững và bạn sẵn sàng bước đến một chương mới của cuộc đời. Và lúc này, từ “tôi” hay “anh” được chuyển thành “chúng tôi”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu hôn nhân chưa từng được đề cập trong các giai đoạn trước, có khả năng một trong hai sẽ suy nghĩ hoặc muốn nói về nó. Họ muốn nghĩ về tương lai và lập kế hoạch cùng nhau. Việc này để đảm bảo ước mơ, hy vọng và mục tiêu của bạn cho mối quan hệ này đang đi cùng hướng với nhau.

Thường thì lý do họ không/chưa đưa trao đổi là vì sợ hãi - lo lắng rằng đối tác của họ có thể hiểu sai mong muốn nói về tương lai của họ như là áp lực để thực hiện bước tiếp theo.

Giai đoạn xung đột

Còn được gọi là giai đoạn nghi ngờ hoặc so sánh với các mối quan hệ xung quanh. Đây cũng là một giai đoạn dễ chia tay của các cặp đôi.

Nếu hôn nhân là điều bạn luôn muốn và sự căng thẳng của việc không thể nói chuyện được với đối tác có khả năng dẫn đến đổ vỡ.

Giai đoạn ổn định

Được xem là gia đoạn khá thoải mái , đây là lúc cặp đôi sẽ thực hiện cam kết với nhau. Nếu trước đây hai bạn chỉ trao đổi về hôn nhân thì đây là lúc thực hiện nó. Giai đoạn này các sự kiện lớn của cuộc đời sẽ được diễn ra. Có thể kể đến như chuyển đến sống chung cùng nhau, kết hôn, mua nhà, có con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số cặp đôi sẽ không bao giờ đạt đến được giai đoạn này. Nhưng những cặp đã đến được đây thường tình yêu của họ đã chín mùi, sự tinh tưởng và kết nối với nhau cực kỳ cao..

Một khi biết hai bạn đang ở giai đoạn nào của một mối quan hệ, việc xác định bạn đã sẵn sàng để có cuộc trò chuyện về hôn nhân không sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Một điều cần lưu ý là các giai đoạn trên chỉ là hướng dẫn chung. Có thể bạn đã sẵn sàng, nhưng đối tác thì hoàn toàn chưa.

Những điều quan trọng cần xem xét

1. Suy xét về những vấn đề có thể xảy ra

Một cách khác để giúp bạn đưa ra quyết định này là xem xét về những việc có thể xảy ra nếu nói về hôn nhân quá sớm hay quá muộn. Chẳng phải chúng ta hay được khuyên rằng hãy lập một danh sách mặt lợi và hại khi cân nhắc một quyết định lớn trong cuộc sống đúng không?

2. Tìm niềm vui

Theo Monica Martinez, cố vấn và nhà giáo dục tại Viện Gottman, một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng khi thảo luận các vấn đề quan trọng là mang lại niềm vui trong quá trình. Như việc áp dụng trò chơi “52 câu hỏi trước khi kết hôn hay chuyển đến sống chung” mang lại sự nhẹ nhàng và vui tươi khi các cặp đôi có cuộc trò chuyện quan trọng.

Tạm kết

Không có một thời điểm để trao đổi về hôn nhân hay cách tiếp cận nào phù hợp cho tất cả mọi người. Điều duy nhất cần nhớ là các mối quan hệ phải từ hai phía, có người cho thì phải có người nhận và cả hai phải giao tiếp với nhau.

Hãy giúp đối tác được chia sẽ suy nghĩ và cảm xúc với bạn. Cũng như bạn mở lòng với họ. Đặc biệt là đối với những vấn đề nghiêm túc như tương lai của hai bạn.

Và nếu hôn nhân là một điều không thể thương lượng đối với bạn, người ấy thực sự cần phải biết!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu