Tuyệt chiêu rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ từ 2-5 tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tính kỷ luật ở trẻ là một vấn đề làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Hãy tưởng tượng: Bạn ra ngoài ăn tối và cô con gái 4 tuổi phá món thịt gà, không ăn bông cải xanh, và dùng ống hút rót nước vào khăn trải bàn. Và hiện tại thì bé đòi ăn kem. Câu trả lời rõ ràng là “không”, phải không?

Sau đó, con bé bắt đầu chiến lược rên rỉ van xin. Quả là khủng khiếp. Giống như hầu hết trẻ em, con bạn có thể đã học được cách đạt được điều mình muốn bằng cách lặp lại hành vi không tốt.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải cam chịu và nhượng bộ. Cho dù phong cách hiện tại của con bạn có thể là gì, chìa khóa để giải quyết nó là sự nhất quán.

1. Xử lý khi bé không nghe lời để rèn tính kỷ luật ở trẻ

Tình huống

Đứa con 4 tuổi chộp lấy điện thoại từ bạn và nhất quyết không trả. Bạn nói rằng con có thể làm điện thoại hư nếu không đưa lại. Điều đó không hiệu quả: Bất cứ khi nào bạn sử dụng quyền lực của mình, con bạn thường không coi trọng bạn. Bọn trẻ sẽ nhìn nhau một cách châm biếm và bắt đầu cười.

Hiện tượng này thường xảy ở trẻ mới biết đi và chống cự vì chúng có nhiều năng lượng cần được đốt cháy.

Cách xử lý vấn đề để rèn tính kỷ luật ở trẻ

Chìa khóa để có được sự hợp tác tốt là sự kết hợp giữa sự thể hiện tình yêu thương và sự cứng rắn khi kỷ luật trẻ.

Lời khuyên này thậm chí có thể áp dụng hiệu quả với những đứa trẻ lớn hơn (và hầu hết người lớn). Bởi vì khả năng hiểu ngôn ngữ phức tạp và phân tích vấn đề hợp lý của não bộ sẽ không hoạt động khi chúng ta bực bội hoặc buồn bã.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn cụ thể cách xử lý tình huống vô kỷ luật ở trẻ ở trên

Hãy nói với con rằng “Ba/mẹ thực sự rất thích chiếc điện thoại đó và biết rằng con sẽ vui khi được cầm và chơi với nó suốt ngày thật là tuyệt vời.”

Khi bé đã bình tĩnh lại một chút, nói, “Ba/mẹ có ý tưởng này. Hãy xem nút nào sẽ giúp chúng ta bật nhạc!”. Không nên giận dữ trong lời nói và đáp trả “Không” với từng tiếng rên rỉ của trẻ.

Thay vì tranh cãi với cảm xúc của bé, hãy thử đồng ý với con. Sau đó, cuối cùng bạn có thể nói: “Ba/mẹ rất muốn cho con giữ nó, nhưng điện thoại có thể vỡ nếu bị rơi xuống. Con có muốn ngồi trên đùi ba/mẹ và giữ nó, hoặc đưa nó lại và chúng ta có thể chơi với nó sau?”

2. Rèn luyện tính kỷ luật ở trẻ như thế nào khi con bị khủng hoảng dữ dội

Tình huống

Bé ăn vạ, quấy khóc trên sàn nhà. Hay bé đá chân, vung nắm đấm và vẫy tay với giọng nói rên rỉ khó nghe và ăn vạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết lý do trẻ ăn vạ là do thất vọng về điều gì đó. Ở độ tuổi 2-4, vốn từ vựng và kỹ năng lý luận của bé chưa được phát triển đủ để thể hiện điều bé muốn. Trẻ mới biết đi và chưa biết kiểm soát cảm xúc. Vì vậy gần như các trẻ ở độ tuổi này đều thể hiện sự thất vọng qua việc quấy khóc, ăn vạ.

Giải quyết vấn đề này để rèn tính kỷ luật ở trẻ ra sao?

Bạn hoàn toàn không thể tránh khỏi cơn giận dữ; đây là một phần tự nhiên của sự phát triển ở trẻ. Nhưng để hạn chế, ba/mẹ cần tránh nhượng bộ bé, vì chỉ làm tình hình thêm tệ.

  • Áp dụng chiến lược này nếu lần tới khi con bạn khóc lóc và ăn vạ trên sàn.
  • Nêu lập trường của bạn một hoặc hai lần (“Không, con không thể có cookie”)
  • Sau đó mặc kệ không quan tâm đến hành vi của bé.
  • Hãy chắc chắn rằng giọng nói của bạn bình tĩnh và trung tính, và đừng bận tâm cố gắng giải thích lý do vì trẻ không có khả năng hiểu. Nếu bé lớn hơn một chút, hãy giải thích tình huống trước.

Nói dễ hơn làm, đó là sự thật, nhưng hãy nhớ rằng hầu hết các cơn giận dữ kéo dài dưới 5 phút.

Nhưng nếu bé có nhiều hơn 3 cơn nổi loạn mỗi ngày và kéo dài hơn 15 phút, có thể bé đang bị gì liên quan đến giấc ngủ hay chế độ ăn uống. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Luôn nói không với bất cứ yêu cầu nào

Tình huống

“Hãy mang giày của con vào.” “Không.” “Con muốn đi công viên không?” “Không.” “Ngoài từ không con còn biết từ nào khác không?” “Không.” Bạn tự hỏi từ khi nào đứa con ngoan ngoãn lại trở nên bướng bỉnh như vậy

Nguyên nhân

Trẻ em từ 15-18 tháng tuổi, hay thậm chí đến 3 tuổi thích làm chủ mọi thứ. Nhưng do bị hạn chế về ngôn ngữ và cách diễn đạt nói “không” là cách cơ bản để bé giành lấy quyền lực.

Giải quyết vấn đề này để rèn tính kỷ luật ở trẻ ra sao?

Đơn giản! Thay vì dùng câu hỏi dạng trả lời Có-Không, mẹ hãy đưa ra câu hỏi với sự lựa chọn. Ví dụ: thay vì “Con muốn đi giày vào không?”; mẹ hãy hỏi “Giữa đôi giày màu xanh và màu nâu, con muốn mang đôi nào?”

Như trong trường hợp bé muốn ăn kẹo, thay vì nói “không”, hãy nói với bé “Kẹo dành cho sau bữa ăn tối, nhưng con có thể ăn vặt bằng một miếng cà rốt hay một que phô mai bây giờ.” Để bé tự đưa ra sự lựa chọn, ngay cả khi bị hạn chế vì như thế giúp bé thấy có một chút quyền lực.

Lưu ý rằng ba mẹ chỉ nên sử dụng từ “không” vào những việc cần thiết và quan trọng. Đừng làm dụng chúng. Hãy sử dụng trong những trường hợp như “Không. Con không được đặt tay lên bếp”; “Không. Con không được băng qua đường khi không có người lớn đi cùng.” Như vậy, trẻ sẽ hiểu ý nghĩa của từ “Không” một cách đúng đắn và khi ba mẹ dùng từ đó là thật sự nghiêm túc.

4. Xử lý khi bé hay rên rỉ để rèn tính kỷ luật ở trẻ

Khi trẻ kết hợp giọng nói mũi, kéo dài giọng nói và cử chỉ uốn éo và những hành động ăn vạ để gây chú ý nhất. Lúc đó bé đã đạt được đỉnh điểm của những hành vi không tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân dẫn đến tình huống này

Trẻ từ 3 tuổi thường bắt đầu biết rên rỉ, nhưng cũng phụ thuộc vào vốn từ vựng của bé. Con càng biết nói nhiều, bé càng có khả năng thể hiện bản thân tốt hơn mà không có giọng điệu khó chịu. Tuy nhiên, hành vi rên rỉ này vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian nếu bé biết rằng khi rên rỉ sẽ đạt được điều mình muốn.

Khoảng 3 tuổi, trẻ đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ khả năng suy luận và đưa ra yêu cầu hợp lý. Nói cách khác, bé có thể biết khá nhiều từ, nhưng không có kỹ năng sử dụng chúng một cách hiệu quả. Và thậm chí một số trẻ em rên rỉ không ngừng khi đói hoặc mệt mỏi hoặc cảm thấy cáu kỉnh.

Giải quyết vấn đề này để rèn tính kỷ luật ở trẻ ra sao?

Nhà trị liệu tâm lý cho trẻ Jane Nelsen chia sẻ rằng ba mẹ có thể ôm trẻ vào lòng và cho bé biết bạn hiểu là bé đang buồn. Và khi bé đã bình tĩnh lại một chút, nói với bé rằng khi này với giọng than vãn rên rỉ thì bạn không thể hiểu bé đang nói gì.

Nếu con bạn không trả lời và tiếp tục than vãn, hãy nói: “Mẹ sẽ để con ở một mình. Hãy đến tìm mẹ khi con sẵn sàng nói chuyện nhé.”. Và sau đó lập tức rời khỏi “hiện trường” và giữ vững lập trường cứng rắn. Nếu bạn nhượng bộ và xiêu lòng, nó sẽ chỉ dạy con bạn rằng nếu bé rên rỉ đủ lâu, mẹ sẽ chiều theo bé.

5. Giải quyết khi bé tranh cãi liên tục để rèn tính kỷ luật ở trẻ

Tình huống

Bé nhà bạn sẽ nói bất cứ điều gì để thuyết phục bạn đáp ứng nhu cầu của bé. Bé có thể liên tục đưa ra lý luận như “Nhưng những bạn khác được xem chương trình tivi này”; “Con sẽ thông minh nếu mẹ cho con xem chương trình đó, vì nó là chương trình giáo dục.”;…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân dẫn đến tình huống này

Trẻ trong khoảng từ 5 tuổi thường dùng chiến thuật lý luận này. Vì thời điểm này, bé đã biết cách sử dụng ngôn ngữ và logic để thể hiện mong muốn của mình.

Giải quyết vấn đề này để rèn tính kỷ luật ở trẻ ra sao?

Đôi khi, điều ba mẹ có thể làm là ngưng, nghỉ ngơi và không tham gia vào cuộc tranh luận của trẻ. Sử dụng những biện pháp cứng rắn càng nhiều càng tốt và luôn giữa quan điểm về quyết định của mình.

Mẹ có thể nói với bé rằng: “Mẹ thích cách con nghĩ về bữa tối rất kỹ lưỡng và gợi ý món hot-dog cho mẹ. Nhưng tối nay mình sẽ ăn thịt kho hột vịt. Món con thích mẹ sẽ cho ăn vào một ngày khác nhé.”

Ngay cả bé tranh luận với 30 cách khác nhau, bạn phải giữ vững lập trường. Tất nhiên, vài trường hợp bạn có thể đổi ý vì lý luận chặt chẽ và hợp lý của bé. Nếu vậy, có thể bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về hướng nghiệp trong ngành luật cho bé đấy.

Ngay cả khi bạn đã thỏa hiệp về điều gì đó trước đây, hãy đảm bảo cho bé hiểu rằng không phải mọi vấn đề đều có thể thảo luận. Mẹ chỉ cần nói, “Chúng ta sẽ không nói nhiều về điều này nữa.” Bởi vì trẻ muốn cảm thấy được xác nhận, điều quan trọng là phải cho trẻ biết rằng bạn có nghe những gì cô ấy nói, ngay cả khi bạn không thực sự đồng ý.

Với trẻ lớn hơn 5 tuổi thì sao?

Đối với trẻ em 6 tuổi trở lên, việc đưa ra lời giải thích cũng hữu ích. Vì lúc này ba mẹ đang cho bé biết rằng bạn quan tâm, và đó là lý do cho những gì bạn đang làm. Ngay cả khi không thích, bé vẫn sẽ thích cách bạn đối xử và tôn trọng bé với họ.

Rèn luyện tính kỷ luật ở trẻ cần rất nhiều thời gian và kiên nhẫn của ba mẹ. Cho dù bé và ba mẹ có nhiều xung đột hay những “trận chiến” cho một vấn đề nào đó, thì con bạn vẫn sẽ luôn yêu ba mẹ.

Theo parents.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu