Bé gắt ngủ đòi bế, quấy khóc - Tuyệt chiêu cho mẹ khỏi phờ phạc vì dỗ con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng bé gắt ngủ đòi bế khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, có bé chỉ ngọ ngoạy một chút rồi ngủ ngay, nhưng cũng có bé rất khó ngủ, có khi mẹ phải dỗ dành cả giờ đồng hồ con mới chịu chợp mắt. Chăm sóc một em bé hay quấy khóc, gắt ngủ, hẳn mẹ sẽ vô cùng mệt mỏi. Mẹ có tự hỏi làm thế nào để giúp con ngủ ngon? Làm thế nào để đảm bảo con ngủ đúng giờ?

Có một điều mà không phải lúc nào mẹ cũng nhận ra là khi buồn ngủ con thường đưa ra các tín hiệu để mẹ biết rằng đã đến lúc con cần nghỉ ngơi. Vậy, những tín hiệu này là gì?

Hầu hết các em bé đều không dễ dàng ngủ sâu giấc, đặc biệt là ngủ qua đêm. Thời gian con ngủ bao nhiêu sẽ khác nhau theo độ tuổi, cân nặng và các yếu tố khác. Ngoài ra, điều quan trọng mà các mẹ cần nhớ là tất cả các con đều có kiểu ngủ khác nhau. Đừng so sánh giấc ngủ của con mình với một bé khác. Thay vào đó, các mẹ hãy tìm những tín hiệu mà con thể hiện và tập cho con ngủ đúng giờ.

Tín hiệu bé gắt ngủ đòi bế phổ biến nhất của trẻ mẹ phải thuộc nằm lòng

Bé gắt ngủ đòi bế - Tuyệt chiêu dành cho mẹ

1. Nhíu mày - Biểu hiện bé gắt ngủ đòi bế mẹ ít khi để ý

Nhíu mày là một trong những dấu hiệu sớm nhất mà bé thê hiện khi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Khi thấy con nhíu mày, mẹ hãy nghĩ ngay đến việc cho con ngủ nhé!

Con còn nhỏ và có thể không hiểu khái niệm về giấc ngủ, ngay cả khi con mệt mỏi. Việc con nhíu mày chỉ ra rằng con đang không thoải mái về điều gì đó, nhưng con chưa biết cụ thể đó là điều gì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con có thể cảm thấy mệt hay mỏi mắt, hoặc khó chịu nói chung. Nhưng con không biết mình phải làm gì với những điều khó chịu đó, điều này khiến con có thể sẽ cau mày.

2. Tạo âm thanh lầm bầm

Mẹ có thể nghĩ là con đang cố gắng sao chép bắt chước một âm thanh mà con đã nghe được, nhưng thực tế là con đang cố cho mẹ biết rằng con đang buồn ngủ.

Âm thanh mà con tạo nên có thể giống như tiếng càu nhàu, hoặc đôi khi giống như tiếng gầm gừ. Tuy nhiên thi thoảng, con cũng có thể phát ra những âm thanh này khi đang chơi đùa vui vẻ.

3. Bắt đầu quấy khóc - Nguy cơ gắt ngủ khó dỗ của hầu hết trẻ sơ sinh

Nếu con cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc mệt mỏi, con sẽ bắt đầu khóc hoặc gắt gỏng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các âm thanh có thể bắt đầu chậm, và nếu không được can thiệp kịp thời, con có thể tăng âm lượng và cường độ, gắt ngủ liên tục.

4. Dụi mắt

Khi bé cảm thấy rất buồn ngủ, con sẽ thường xuyên dụi mắt để loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khi cơn buồn ngủ kéo đến.

Con có thể dụi mắt bằng nắm tay hoặc thậm chí bằng ngón tay. Dù làm gì đi nữa thì con cũng sẽ cố gắng loại bỏ cảm giác khó chịu trong mắt con.

5. Ngáp - Biểu hiện gắt ngủ và quá mệt của bé

Con bắt đầu ngáp, đôi khi việc này thường xảy ra rất nhanh khiến mẹ có thể dễ dàng bỏ lỡ. Mà đây lại là tín hiệu rất đặc thù của con khi buồn ngủ, cho thấy con đang mệt mỏi và cần được đặt vào cũi ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ bỏ qua những lần đầu tiên con ngáp, mẹ sẽ sớm thấy con ngáp to gần giống như người lớn và đôi khi còn phát ra âm thanh khi ngáp.

6. Cử động mạnh mẽ

Khi con cảm thấy quá buồn ngủ hoặc mệt mỏi, con có thể cử động chân tay một cách mạnh mẽ.

Mẹ có thể nhận thấy điều này đặc biệt nơi cánh tay của con, vì con có thể không hiểu phải làm gì với cảm giác buồn ngủ và cuối cùng chỉ biết đập tay.

Ngoài ra, mẹ có thể nhận thấy sự chuyển động chậm lại đột ngột ở cánh tay hoặc chân của con, ngay sau khi con cử động mạnh.

7. Xoa hoặc gãi tai

Giống như dụi mắt, gãi tai cũng được coi là một dấu hiệu của sự buồn ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con có thể mạnh mẽ xoa tai bằng nắm tay của mình.

Bé cũng có thể gãi tai bằng móng tay, nhưng việc này có thể dẫn đến các vết xước nếu móng tay của con sắc.

8. Gãi đầu

Sau khi gãi tai thì con sẽ đưa tay lên gãi đầu. Kể cả là khi con đang chơi vui nhưng nếu con quá buồn ngủ, con cũng sẽ ngừng làm bất cứ điều gì khác và chỉ tập trung vào việc gãi mà thôi.

Mặc dù đây cũng là dấu hiệu của sự buồn ngủ, nhưng mà cũng không nên loại trừ trường hợp con bị ngứa. Mẹ hãy kiểm tra đầu của con xem có dấu hiệu nào của chấy hay nấm không. Bởi gãi đầu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ, và mẹ có thể dễ dàng nhầm nó với dấu hiệu buồn ngủ.

9. Trở nên bám mẹ hơn - Dấu hiệu bé gắt ngủ đòi bế rõ rệt rằng con đã kiệt sức

Một khi con buồn ngủ, con sẽ chỉ muốn ở bên mẹ mà thôi. Các tín hiệu buồn ngủ ở trẻ sơ sinh rất nhiều. Con có thể bắt đầu bám quá nhiều và có thể phản kháng khi mẹ cố gắng bỏ con ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con có thể không muốn được an ủi bởi bất cứ ai khác ngoài mẹ hoặc người thân ở bên con mỗi ngày.

10. Đòi ăn - Mẹ sẽ dễ nhầm lẫn giữa gắt ngủ và con đòi chính ở thời điểm này

Mẹ có thể vừa cho con ăn, nhưng khi buồn ngủ con sẽ lại đòi ăn tiếp.

Lúc này, cho con bú chính là nguồn an ủi lớn nhất với con. Cho con ăn giúp con thư giãn và bình tĩnh. Việc đòi ăn như thế này có thể là một dấu hiệu rất rõ khi con buồn ngủ.

Mẹo luyện bé gắt ngủ dễ đi vào giấc chỉ trong vòng 1 tuần

Mẹ cần quan sát để nhận biết các dấu hiệu bé gắt ngủ đòi bế trước khi con trở nên kiệt sức vì buồn ngủ

Sau đây là các bước giúp con dễ ngủ, ngủ sâu giấc mà một số bà mẹ đã áp dụng thành công.  Chỉ cần kiên trì, trong khoảng 1 tuần mẹ có thể bất ngờ với nề nếp ngủ ngoan mà mẹ đã rèn luyện cho con đấy nhé!

  1. Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ngay khi mới xuất hiện và quấn bé lại bằng khăn mềm (hoặc nếu con không muốn quấn cũng không sao).
  2. Sử dụng các loại âm thanh lặp đi lặp lại như tiếng nhạc nhẹ, tiếng hát ru của mẹ
  3. Cho con ngủ ở một nơi quen thuộc
  4. Tạo môi trường ngủ thoáng mát, che bớt ánh sáng nơi bé ngủ
  5. Bế vác bé và vỗ mông bé cho tới khi người con mềm ra thì đặt bé xuống.
  6. Đặt con nằm cũi khi đã buồn ngủ nhưng chưa thực sự ngủ
  7. Mẹ đi ra cho con tự ngủ hoặc vỗ nhẹ vai và mông con đến khi con ngủ
  8. Có thể hỗ trợ bé bằng thú bông mềm, để con mút tay hoặc ngậm ti giả.

Nếu con khóc, mẹ bế lên lặp lại quy trình từ đầu, thấy con lim dim thì đặt xuống. Với vài lần lặp lại như thế, bé sẽ hiểu được quy trình ngủ diễn ra như thế nào, và dần dần sẽ hình thành thói quen ngủ đúng giờ và sâu giấc.

Lời khuyên dành cho mẹ nếu thấy bé gắt ngủ quá nhiều

Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng vận động của trẻ, mẹ hãy chú ý đến sự mệt mỏi và tín hiệu gắt ngủ của con.

Trong khi mẹ nghĩ trẻ sẽ luôn cho mẹ thấy những tín hiệu khi mệt mỏi hay buồn ngủ, thì ở một số bé, những dấu hiệu này không rõ ràng dù con có cảm thấy rất mệt mỏi hay buồn ngủ khiến mẹ khó nắm bắt được thói quen của con. Trong trường hợp như vậy, hãy cố gắng dỗ con ngủ vào một giờ nhất định để tạo thói quen hàng ngày cho con.

Khi mẹ bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu muốn ngủ của con, mẹ sẽ biết khi nào là lúc con có thể ngủ. Trước khi các dấu hiệu này trở nên trầm trọng, mẹ hãy vỗ về giúp con thư giãn trước khi con trở nên quá mệt mỏi dẫn đến việc con gắt ngủ.

Đôi khi, một hoạt động nào đó hoặc gặp gỡ quá nhiều người có thể khiến con cảm thấy quá sức hoặc buồn ngủ. Mẹ hãy trấn an và giúp con thư giãn.

Một em bé hay gắt ngủ và quấy khóc sẽ khiến cả gia đình mệt mỏi. Nhưng không phải là không có cách giải quyết tình trạng này. Chỉ cần mẹ hiểu những tín hiệu con muốn nghỉ ngơi và tạo lập thói quen ngủ ngoan cho con, mẹ sẽ thấy con thực sự không phải một đứa trẻ khó tính. Chúc mẹ sẽ luôn bắt kịp những tín hiệu từ bé yêu để chăm bé không còn là "cuộc chiến"!

Theo: TheAsianparent Singapore

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca