Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý mà đường huyết bị rối loạn trong suốt thời gian người bệnh mang thai. Thông thường, tình trạng sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần 24 của thai kỳ. Lúc này, lượng đường huyết trong máu trở nên bất ổn. Bên cạnh đó, khả năng tiết isulin của tuyến tụy cũng bị hạn chế. Vì vậy, quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng bị ảnh hưởng. Để phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Vậy phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Đặc biệt, nếu mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn càng không nên bỏ qua bữa sáng. Một bữa ăn đầu ngày với đầy đủ dinh dưỡng giúp ổn định đường huyết cho cả buổi sáng. Thai phụ có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt kết hợp với một quả trứng luộc và sữa chua.
Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày
Thay vì ăn 3 bữa như mọi người, các bà bầu mắc chứng tiểu đường nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa mỗi ngày. Phương pháp này giúp cho thai phụ phòng tránh tình trạng lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Ngoài ra, việc chia bữa ăn sẽ tạo thêm thời gian để insulin kịp chuyển hóa năng lượng.
Bổ sung chất xơ vào các bữa ăn
Các loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ có lượng carbonhydrates khá thấp. Hơn thế nữa, chất xơ cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động tốt hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng liên quan đến vấn đề tiêu hóa.
Ăn các loại hạt có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi
Nhiều bà bầu thường ngại sử dụng các loại hạt vì sợ dị ứng. Thế nhưng thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn các loại hạt khi mang thai sẽ giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng sau này. Hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương… giàu omega-3 và các loại vitamin rất tốt cho thai phụ.
Phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không bỏ bữa
Cắt bớt bữa ăn sẽ không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Các bà bầu tuyệt đối không nên bỏ bữa. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và nạp lượng thực phẩm vừa đủ mỗi bữa. Xen kẽ các bữa chính, bạn có thể ăn các bữa phụ với những món ăn nhẹ.
Cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Với các phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật. Bạn có thể thay mỡ động vật bằng dầu hướng dương, dầu ô liu hoặc dầu từ các loại hạt.
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Bên cạnh câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, các bà bầu cũng cần quan tâm đến các thực phẩm nên tránh. Bánh ngọt, đồ uống có gas, kẹo, chè, kem… là “kẻ thù” của thai phụ. Đặc biệt, những ai mắc chứng tiểu đường thai kỳ càng phải tránh xa những món này. Đường chứa trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ vào máu của bà bầu. Việc hạn chế thực phẩm nhiều đường giúp bạn duy trì sự ổn định của đường huyết.
Chế độ ăn uống lành mạnh là “chìa khóa” hỗ trợ các bà bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ kiểm soát tình trạng sức khỏe. Điều này đồng thời cũng giúp bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm:
- Tiểu đường khi mang thai “nguy hiểm tiềm ẩn” nhưng có thể phòng tránh được
- Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?
- 6 Triệu chứng tiểu đường thai kỳ mẹ nên nhận biết sớm để điều trị kịp thời