Mới 2 tuổi, bé gái phải cắt bỏ thận sau một tuần đi tiểu buốt rát

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu buốt có nhiều nguyên nhân và thường rơi vào lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, ca bệnh mới đây tại Quảng Ninh lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Mới 2 tuổi, bé gái phải cắt bỏ thận sau một tuần đi tiểu buốt

Câu chuyện xảy ra tại gia đình của cháu N, trú tại Móng Cái, Quảng Ninh.

Khoảng một tuần trở lại đây, cháu bé 2 tuổi này thường xuyên bị đi tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Quá lo lắng, bố mẹ đã đưa cháu đến khoa Ngoại và chuyên khoa, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh kiểm tra.

Kết quả lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé mắc dị tật niệu quản đôi hoàn toàn bên trái (có 3 thận), giãn thận – niệu quản do túi sa lồi trong bàng quang.

Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị thận niệu quản đôi bên trái/ đơn vị thận trên hoàn toàn mất chức năng và chỉ định phẫu thuật cắt đơn vị thận trên bên trái cho trẻ.

Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã tiến hành cắt đơn vị thận trên bên trái cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tại mạch và huyết áp của bệnh nhi đang dần ổn định. Nhưng để đảm bảo, bệnh nhi vẫn đang theo dõi tại bệnh viện.

Thận – niệu quản đôi là gì? Vì sao gây tiểu buốt?

thận – niệu quản đôi

Theo các bác sỹ, phần lớn các trường hợp thận – niệu quản đôi dẫn đến biến chứng nặng nề làm mất chức năng thận, nhiễm trùng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Thận – niệu quản đôi có thể bị cả 2 bên (có 4 thận) hoặc chỉ một bên như trường hợp cháu bé ở Quảng Ninh. Thận ở trên thường là phụ nên nhỏ hơn thận chính phía dưới. Hai niệu quản của thận đôi thường tách rời nhau và đổ vào bàng quang. Có trường hợp chỉ niệu quản của thận chính đổ vào bàng quang còn niệu quản kia đổ ra ngoài, gây nên hiện tượng đái rỉ liên tục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các biểu hiện của thận – niệu quản đôi

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Là trường hợp hay gặp. Bệnh nhân có thể sốt nóng rồi rét run, nhiệt độ có khi lên tới 39-40 độ C; nước tiểu đục.

Đái rỉ

Ngoài những lần tiểu thành bãi bình thường, nước tiểu cứ rỉ ra liên tục từ lỗ niệu. Ở trẻ gái, nước tiểu rỉ ra từ chỗ cạnh lỗ niệu hay từ âm đạo. Tình trạng này gây ra sự ẩm ướt và mùi khai khó chịu. Ở trẻ nhỏ, nước tiểu gây hăm, loét vùng sinh dục ngoài và bẹn.

Tiểu khó hoặc không tiểu được

Bệnh để lại di chứng nếu không phát hiện kịp thời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh nhân rất khó chịu và đau tức. Ở trẻ gái, có thể thấy một khối tròn nhỏ chui ra từ lỗ tiểu, bịt kín lỗ này.

Bàng quang căng to

Nhìn vùng dưới rốn thấy có một khối nổi lên, nắn vào thì bệnh nhân rất đau tức và muốn tiểu, nhưng không tiểu được.

Thận – niệu quản giãn căng

phẫu thuật cho cháu bé ở Quảng Ninh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhìn thấy một bên mạn sườn căng phồng, to hơn bên đối diện. Nắn thấy một khối u mềm, căng.

Bệnh nhân thận – niệu quản đôi có thể bình thường hoặc gầy sút, mệt mỏi, đôi khi phù nhẹ toàn thân. Để xác định bệnh, ngoài khám lâm sàng, người bệnh cần được xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang thận – niệu quản và bàng quang.

Do đó khi có những dấu hiệu bất thường về hệ tiết niệu như tiểu buốt, tiểu khó, nhiễm trùng đường tiết niệu…, bố mẹ cần đưa các bé đến khám và điệu trị sớm. Nếu cố chịu đựng quá lâu, tình trạng bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khoẻ, khi đó bác sĩ cũng sẽ phải dùng các biện pháp can thiệp phức tạp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo CongLy

Xem thêm:

Đi tiểu nhiều khi mang thai  Bình thường hay Bất thường?

Nghi trẻ nuốt dị vật, người nhà hãi hùng sau khi thấy kết quả nội soi

Xé lòng bé sơ sinh bị bỏng toàn thân do rơi vào chậu nước sôi

Bài viết của

DAVE