Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối thường trở nên nguy hiểm nếu là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Đi khám kịp thời, cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vùng kín có thể giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh.
Vì sao mẹ bầu bị tiểu buốt khi mang thai tháng cuối
Tiểu buốt là tình trạng đau nhức khi đi tiểu, thường gặp ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Ở thời điểm sắp sinh, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi như:
- Thai nhi lớn dần trong tử cung cả về kích thước lẫn trọng lượng, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ bài tiết
- Sự thay đổi hoóc môn gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu nên phụ nữ dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng tiểu, dẫn đến đau buốt
- Tử cung ngày càng ép lên bàng quang làm cho nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang và có khả năng lây nhiễm
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ bầu bị tiểu buốt khi mang thai tháng cuối, chị em cần theo dõi các dấu hiệu khác đi kèm để đi khám kịp thời.
Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Khi bà bầu bị tiểu buốt cũng là lúc đường tiết niệu đã bị nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu và thận ở phụ nữ mang thai cần được điều trị để tránh các biến chứng có thể gặp như dưới đây.
Khả năng miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh về đường sinh dục
Bắt đầu mang thai sẽ đánh dấu sự suy giảm và rối loạn nội tiết tố, khả năng miễn dịch và kháng viêm cũng bị giảm sút, và việc đái buốt, đái dắt dễ nhiễm khuẩn qua đường sinh dục, biến chứng gây viêm, gây ra đau buốt, khó khăn khi đi tiểu và bệnh về đường sinh dục là điều khó tránh khỏi.
Ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi
Biến chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người phụ nữ mang thai mà còn nguy hại đến sức khỏe thai nhi, thậm chí tiến triển tiêu cực, lan nhiễm gây viêm đến các bộ phận khác đe dọa đến thai nhi.
Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
Khi không may mắc phải bệnh lý, tính nguy hại không chỉ dừng lại ở những phiền toái mà tình trạng tiểu buốt gây ra, hơn thế nữa: bệnh lý kéo dài dẫn đến suy nhược nhanh chóng cơ thể người mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thai nhi.
Rất nhiều người đã bị đặt trước tình huống thai chết lưu hoặc sinh non. Vì chứng tiểu buốt có liên quan đến các tổn thương bộ phận sinh dục, hệ tiết niệu.
Vì thế qua quá trình sinh thường, viêm nhiễm có thể lây sang con. Trẻ sinh ra phải đối diện với các nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh.
Mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai tháng cuối?
Ngoài việc đi khám để xác định mức độ của bệnh, mẹ bầu nên cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống, cách chăm sóc vùng kín để cải thiện tình trạng này.
Uống đủ nước mỗi ngày
Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Ngoài ra mẹ bầu tuyệt đối không nên nhịn tiểu khi cảm thấy buồn tiểu.
Tăng cường các thực phẩm rau củ quả
Cần bổ sung nhiều loại thực phẩm tươi mát như rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C đặc biệt là rau má, cam, chanh, bưởi, dừa, đu đủ, kiwi, dâu tây, … có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Mẹ bầu nên mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton). Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời.
Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần và đừng quên vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
Trong trường hợp cần thiết, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng kháng sinh, thường là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không ảnh hưởng tới thai nhi.
Tuy nhiên tất cả các loại thuốc này đều phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
- Vì sao mẹ bầu hay bị tiểu buốt khi mang thai? Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi?
- Buốt cửa mình có phải sắp sinh? Mẹ bầu phải làm sao khi bị buốt cửa mình?
- Làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối, vào con không vào mẹ?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác