Bộ Y Tế khuyến cáo phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên nên nhanh chóng đi tiêm vắc xin

Nếu chị em sau khi tiêm vắc xin Covid-19 về mới phát hiện có thai cũng không cần quá lo lắng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vắc xin Covid-19 vẫn được tiêm cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú ở các nước trên thế giới và chưa có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng tế bào trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bộ Y tế vừa khuyến cáo tiêm vắc xin Covid cho phụ nữ mang thai từ tuần 13 trở đi, đây là tin vui cho đối tượng vốn trước đây bị trì hoãn tiêm vắc xin này vì vắc xin Covid-19 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

  • Lợi ích tiêm vắc xin covid cho phụ nữ mang thai
  • Lưu ý khi phụ nữ mang thai tiêm vắc xin

Lợi ích tiêm vắc xin covid cho phụ nữ mang thai

Quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở và bà mẹ đang cho con bú được tiêm chủng tất cả các loại vắc xin Covid-19 trừ vắc xin Sputnik V vì vắc xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đây là tin mừng cho hàng triệu phụ nữ đang chuẩn bị làm mẹ hay đang trong hành trình nuôi trẻ sơ sinh vì vắc xin sẽ mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích hơn là những nguy cơ.

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian nhạy cảm, thai nhi dễ chịu tác động bên ngoài dẫn đến dị tật thai nhi, vì vậy từ tuần thứ 13 tức là giai đoạn bước qua tam cá nguyệt thứ 2, thai kỳ đã ổn định hơn, có thể tiếp nhận được vắc xin mà không mang nhiều nguy cơ. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ phải chịu gánh nặng gấp đôi. Cụ thể thận và gan, hệ tim mạch và hệ hô hấp phải hoạt động với cường độ mạnh hơn. Nếu cộng thêm việc bị viêm phổi cho virus trong quá trình mang thai, có thể tăng nhiều nguy cơ.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Tiêm ngừa vắc xin Covid-19 là cơ hội bảo vệ cho cả mẹ và con. Bệnh chuyển biến ở những phụ nữ có thai bệnh sẽ nặng hơn nhiều so với người bình thường, em bé có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm, mẹ thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… có thể đe dọa tính mạng, tốn kém chi phí điều trị. Đối với biến chủng hiện tại mẹ có thể diễn biến bệnh nặng nề hơn rất nhiều.” Vì vậy trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú được khuyến khích tiêm vắc xin để hạn chế tác động của virus Covid-19.

Mẹ mang thai 13 tuần trở lên hiện đã có thể đi tiêm vaccine Covid-19 (Nguồn: Baochinhphu.vn)

Bên cạnh mẹ bều trên 13 tuần, phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến khích nên tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt. Vì các loại vắc xin hiện nay không chứa virus sống, vì thế nó rất an toàn cho bé. Đặc biệt kháng thể có trong sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú sữa sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Phụ nữ vẫn có thể tiếp tục cho con bú sau khi tiêm vaccine (Nguồn: Freepik)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?

Lưu ý khi phụ nữ mang thai tiêm vắc xin

1. Tất cả các loại vắc xin Covid-19 nếu không chống chỉ định cho đối tượng đặc biệt cụ thể nào thì đều tiêm được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Hiệu quả vắc xin là giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm bệnh nặng phải thở máy, giảm tử vong… do đó các loại vắc xin đều như nhau.

2. Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, thai phụ vẫn phải tiến hành khám sức khỏe thai nhi định kỳ như thông thường. Các nghiên cứu và quan sát trên thế giới về sản khoa hiện không cho thấy có sự khác biệt giữa thai đơn và đa thai trong vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tốt nhất phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm chủng ở bệnh viện có khoa Sản. Trong trường hợp tiêm chủng ở các cơ sở y tế thì phải đảm bảo điều kiện, có thiết bị cấp cứu, cán bộ được đào tạo về kỹ năng, đặc biệt là khâu khám sàng lọc trước tiêm. Ngược lại các đơn vị tiêm chủng cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng những phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Mẹ bầu nên chọn tiêm ở khoa Sản hoặc những nơi được trang bị đầy đủ thiết bị (Nguồn: baochinhphu.vn)

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có những loại thuốc không nên sử dụng trước khi tiêm vaccine Covid-19, bạn đã biết chưa?

4. Hầu hết phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 là những phản ứng nhẹ như đau, đỏ tại vị trí tiêm hoặc mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sốt… Các phản ứng dạng nhẹ thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 ngày sau tiêm. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu. Nếu xuất hiện tình trạng nôn ói, đi ngoài, mệt lả, khó thở… thai phụ cần đến ngay bệnh viện kiểm tra.

5. Nếu chị em sau khi tiêm vắc xin Covid-19 về mới phát hiện có thai cũng không cần quá lo lắng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vắc xin Covid-19 vẫn được tiêm cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú ở các nước trên thế giới và chưa có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng tế bào trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

6. Đối với thai phụ mắc tiểu đường, tim mạch, có bệnh nền đang được điều trị ổn định… cũng có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vắc xin covid cho phụ nữ mang thai là cần thiết và cấp thiết trong giai đoạn hiện tại. Trước khi tiêm vắc xin, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú nên ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Sau khi tiêm cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường.

Nguồn: CHUYÊN GIA LƯU Ý VỀ TIÊM VẮC XIN COVID-19 CHO PHỤ NỮ MANG THAI & ĐANG CHO CON BÚ - vnvc.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan