Tiêm sởi có sốt không, chăm sóc con sau tiêm sởi thế nào để an toàn?

Vắc-xin sởi phải được tiêm 2 liều, vì theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu chỉ tiêm một liều vào lúc 9 tháng tuổi thì chỉ có 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch, còn 15% số trẻ còn lại vẫn không có kháng thể bảo vệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm sởi có sốt không? Theo các bác sĩ nhi khoa, vắc xin sởi có thể gây ra phản ứng sốt nhẹ. Đây là biểu hiện bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang đáp ứng với vắc xin. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Vì sao trẻ cần tiêm phòng sởi trong những năm đầu đời?
  • Tiêm phòng sởi có sốt không, có phản ứng phụ gì không?
  • Làm thế nào để cha mẹ yên tâm khi đưa con đi tiêm sởi?
  • Cha mẹ cần chăm sóc bé như thế nào khi bị sốt sau tiêm?

Vì sao trẻ cần tiêm phòng sởi trong những năm đầu đời?

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.

Các triệu chứng của sởi:

Sốt cao từ 39 - 40 độ C, nhức mỏi cơ thể, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn, các nốt phát ban đỏ li ti xuất hiện trên da.

Vị trí xuất hiện các nốt phát ban: xuất hiện trước ở mặt, vùng vai gáy, sau đó lan dần ra khắp cơ thể. Trong quá trình phát ban, người bệnh sẽ sốt cao, đau mỏi cơ liên tục cho đến khi các nốt ban phủ kín từ đầu đến chân.

Bệnh sởi kéo dài khoảng từ 7 - 10 ngày. Sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm nhanh chóng, dễ gặp phải các biến chứng như: Tiêu chảy cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm não, mù lòa, viêm cơ tim... Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.

Cho đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Do đó, theo chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ nên được tiêm 2 mũi phòng lịch tiêm phòng sởi cho bé như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mũi 1: tiêm lúc trẻ 9 tháng tuổi
  • Mũi 2: tiêm lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc-xin sởi phải được tiêm 2 liều, vì theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu chỉ tiêm một liều vào lúc 9 tháng tuổi thì chỉ có 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch, còn 15% số trẻ còn lại vẫn không có kháng thể bảo vệ.

Việc tiêm mũi vắc-xin sởi thứ hai giúp tạo miễn dịch cho những bé chưa có miễn dịch trong mũi tiêm đầu, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch chống lại bệnh sởi trong cộng đồng lên trên 95%.

Tiêm sởi có sốt không, có phản ứng phụ gì không?

Hiện nay, có nhiều phụ huynh lo ngại về vấn đề trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sởi, nhiều mẹ thắc mắc tiêm sởi có bị sốt không. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh:

Việc bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin sởi nói chung và các loại vắc xin khác nói riêng là phản ứng hết sức bình thường. Sốt sau khi chích ngừa là một biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc xin.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc xin sởi đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn. Tiêm mũi sởi cho bé 9 tháng có sốt không? Theo nghiên cứu báo cáo về các phản ứng phụ sau tiêm, người được tiêm phòng vắc xin sởi có thể bị sốt nhẹ (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm…

Hầu hết những phản ứng này đều rất nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi rất hiếm gặp.

Làm thế nào để cha mẹ yên tâm khi đưa con đi tiêm sởi?

Để đảm bảo trẻ được tiêm phòng sởi hiệu quả cũng như phòng tránh các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra (mặc dù rất hiếm), điều quan trọng nhất là cha mẹ cần lựa chọn nơi tiêm phòng uy tín và chất lượng với các tiêu chí sau:

  • Cung cấp đầy đủ và thường xuyên cập nhật vắc xin
  • Bảo quản vắc xin theo đúng quy trình
  • Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khám sàng lọc trước khi tiêm để bác sĩ nắm rõ về  vấn đề sức khỏe cũng như lịch sử tiêm chủng
  • Theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiêm ngay tại cơ sở tiêm chủng
  • Y bác sĩ có trình độ chuyên môn và am hiểu về vắc xin sẽ tiêm cho trẻ

Khám phá thêm:

Kết hợp với các tiêu chí trên, cha mẹ cũng cần chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm…

Theo đó, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.

Cha mẹ cần chăm sóc bé như thế nào khi bị sốt sau tiêm?

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng là một trong những yếu tố quan trọng giúp con ít khó chịu cũng như giúp cha mẹ nắm vững các dấu hiệu bất thường sau tiêm.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ

Với những thông tin hữu ích như trên, mong rằng các bố mẹ đã phần nào yên tâm trước khi đưa bé đi tiêm cũng như nắm vững cách chăm sóc tốt nhất dành cho bé sau tiêm!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương