Tiêm phòng rubella lỡ có thai có ảnh hưởng gì không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng rubella lỡ có thai có khả năng gây ra dị tật cho thai nhi với nguy cơ là 0,2% (một nghìn trường hợp thì có 2 trường hợp bị dị tật). Mẹ bầu cần đi khám sớm để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Tiêm phòng rubella khi mang thai nên tiêm vào lúc nào?

Bệnh Rubella (còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Rubella gây nên.

Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi người bình thường hít phải những dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa virus Rubella của người bệnh, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, khi tiếp xúc với các vật dụng (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi...) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.

Rubella có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và sinh non.

Do đó việc phòng ngừa sớm Rubella trước và trong khi mang thai vô cùng quan trọng.

Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai thì nên tiêm phòng vắc-xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai. Vì sau khoảng 5-6 tuần cơ thể đã sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Tiêm phòng rubella lỡ có thai có ảnh hưởng gì không?

Một số trường hợp chị em có thai nhưng không biết mình mang thai mà vẫn đi tiêm Rubella hoặc sau khi tiêm vắc-xin Rubella chưa qua 3 tháng mà đã mang thai. Khi rơi vào những trường hợp này, tất cả chị em đều vô cùng lo lắng, không biết liệu thai nhi có bị ảnh hưởng hay không?

Theo Quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO position paper): "Không ghi nhận trường hợp mắc hội chứng Rubella bẩm sinh đối với trên 1.000 trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc-xin Rubella mà họ không biết đang có thai, ở giai đoạn đầu thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần thận trọng tránh tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ có thai vì đây là vắc-xin sống giảm độc lực và theo lý thuyết có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh đầy đủ.

Như vậy, theo lý thuyết, vắc-xin này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nguy cơ tối đa sau khi tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ mang thai là 0,2% (2/1.000).

Về cơ bản nguy cơ này là khá khó, nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Trong trường hợp chị em tiêm phòng Rubella rồi mới phát hiện có thai thì cũng đừng hoảng hốt, lo lắng quá mức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều quan trọng bạn cần làm là báo cáo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn, giám sát sàng lọc dị tật thai nhi từ sớm.

Sàng lọc dị tật thai nhi giai đoạn đầu thai kỳ bằng phương pháp chọc ối

Bác sĩ Phan Thanh Bình, khoa Chăm sóc trước sinh, bệnh viện Từ Dũ tư vấn đối với trường hợp các chị em lỡ tiêm phòng Rubella khi đang mang thai như sau:

  • Mẹ bầu nên khám và tư vấn tiền sản sớm.
  • Bạn sẽ được thử máu xem nồng độ kháng thể IgM và IgG đối với Rubella là bao nhiêu. Nếu IgM và IgG cao thì có thể phải cân nhắc chọc ối để đánh giá có nhiễm Rubella bào thai hay không.

Phương pháp chọc ối là một xét nghiệm trước sinh giúp bác sĩ thu thập những thông tin sức khỏe cần thiết của thai nhi từ một mẫu nước ối của người mẹ.

Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào được mô tả qua các bước tóm tắt như sau:

  • Đầu tiên, thai phụ nằm xuống với tư thế được chỉ định và bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định tư thế của thai và tình trạng nhau thai.
  • Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ xác định được vị trí chọc ối an toàn cho cả mẹ và bé. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh phần bụng của người mẹ với chất khử trùng rồi bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng một đầu tiêm dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng trước đó, rút khoảng 15 - 20ml. Quá trình rút nước ối mất khoảng 30 giây. Mẫu nước ối này sau đó sẽ được kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
  • Sau khi lấy nước ối, bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem em bé trong bụng mẹ vẫn khỏe mạnh hay không và có bị ảnh hưởng gì sau khi chọc ối không.

Tùy theo kết quả xét quả mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, cũng như tư vấn cho mẹ bầu về cách xử lý phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương