Có thể tiêm phòng mũi 5 trong 1 trước khi mang thai không? Các mũi tiêm cần thiết cho chị em sắp có thai

Vắc xin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Vaccine 5 trong 1 là vaccine tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng mũi 5 trong 1 trước khi mang thai có cần thiết hay không? Chị em nên lựa chọn tiêm phòng những loại vaccine nào trước khi bắt đầu 1 hành trình mới? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Có tiêm phòng mũi 5 trong 1 trước khi mang thai không?
  • Tiêm chủng trước mang thai: Cần tiêm những vắc xin gì?
  • Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?
  • Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?

Có tiêm phòng mũi 5 trong 1 trước khi mang thai không?

Vaccine 5 trong 1 gồm những loại nào?

Vắc xin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Vaccine 5 trong 1 là vaccine tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm. Theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, vaccine 5 trong 1 (Quinvaxem hay ComBE Five) được tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B.

Có thể bạn chưa biết:

Phản ứng phụ sau tiêm chủng

Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không? Bé có thể gặp một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 như: sốt nhẹ (38-38.5 độ C), biếng ăn, quấy khóc, sưng nhẹ nơi vết tiêm. Những triệu chứng trên là rất bình thường, sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Tiêm mũi thứ 2 có sốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa.

Nếu con có phản ứng sau tiêm như trên, bố mẹ nên chườm mát, cho trẻ uống nhiều nước/ sữa, nếu sốt trên 38 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt, khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm. Ba mẹ nhớ không nặn chanh hay đắp khoai tây vào vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vaccine 5 trong 1 dành cho đối tượng là trẻ dưới 24 tháng tuổi

Trước khi mang thai có tiêm được vaccine 5 trong 1 không?

Hiện nay, vaccine 5 trong 1 được chỉ định dành cho trẻ từ 2 - 24 tháng tuổi, không dành cho phụ nữ trước khi mang thai. Vì vậy nếu có ý định tiêm phòng trước khi mang thai, chị em có thể tham khảo các loại vaccine 3 trong 1 (sởi – quai bị - rubella), thủy đậu, viêm gan siêu vi B, bạch hầu – ho gà – uốn ván, HPV…

Mũi tiêm phòng 5 trong 1 không dành cho phụ nữ trước khi mang thai

Cần tiêm phòng những vắc xin gì trước khi mang thai?

Vaccine 3 trong 1 phòng sởi, quai bị và Rubella (MMR)

Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ mắc các bệnh này khi mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non... rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm phòng trước khi mang thai bằng mũi MMR – vắc xin phối hợp sởi, quai bị và Rubella để phòng bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

MMR là mũi tiêm phổ biến nhất hiện nay cho phụ nữ có ý định mang thai

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10 - 20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu là 1 bệnh nên được tiêm phòng trước khi mang thai. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

Mẹ bị thủy đậu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi

Cúm

Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai rất cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván

Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, chủ động tiêm ngừa trước khi mang thai vaccine uốn ván - bạch hầu và ho gà sẽ giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh ở trẻ do bệnh gây ra.

Có thể bạn chưa biết:

Ung thư cổ tử cung (HPV)

Vaccine ung thư cổ tử cung (HPV) là 1 trong các mũi tiêm trước khi mang thai. HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Mặc dù không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung nhưng thống kê có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Vì thế, nếu dưới 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn và mang thai thì chị em không nên bỏ qua loại vaccine này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non. Nếu mẹ tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai thì có thể truyền kháng thể bảo vệ thụ động sang cho con (qua nhau thai, sữa mẹ) nhờ vậy con sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Nên tiêm phòng đầy đủ để có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Vì thế, trước khi có ý định mang thai, chị em nên có kế hoạch chích ngừa vaccine đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vaccine như cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vaccine, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác). Riêng vaccine ngừa thủy đậu và sởi – quai bị – rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.

Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?

Các loại vaccine cần thiết nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm: vaccine ngừa cúm, viêm gan B, thủy đậu và sởi – quai bị – rubella đều được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.

Trong trường hợp lỡ tiêm vaccine rồi thì phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vaccine đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bé.

Lời kết

Vaccine là lớp bảo vệ hữu hiệu cho phụ nữ cả trước và trong khi mang thai. Hy vọng bài viết đã giúp chị em xác định được các loại vaccine cần thiết. Tất cả phụ nữ đều nên tiêm vaccine để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cho con sức đề kháng thụ động tốt nhất.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi