Nguy hiểm khôn lường từ trào lưu làm đẹp tiêm má baby

Với thắc mắc “có nên tiêm má baby không?”, khi thực hiện tiêm má baby, độ an toàn có được đảm bảo không hay hiệu quả có như quảng cáo không phụ thuộc lớn vào trình độ, tay nghề của các bác sĩ thực hiện và loại filter sử dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm má baby có hại không? Khi tiêm má baby, độ an toàn phụ thuộc lớn vào trình độ, tay nghề của các bác sĩ thực hiện và loại filler sử dụng. Những thông tin hữu ích về tiêm má baby có hại không, có nguy hiểm không dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này trước khi quyết định lựa chọn dịch vụ làm đẹp.

  • Tiêm má baby là gì?
  • Tiêm má baby có hại không?  dụng phụ khi tiêm filler
  • Có nên thực hiện tiêm má baby hay không?
  • Những lưu ý khi tiêm filler má baby
  • Những trường hợp không nên tiêm má baby

Tiêm má baby là gì?

Tiêm má baby là gì? Tiêm má baby (hay còn gọi là tiêm filler má) giúp trẻ hoá khuôn mặt mà không cần phẫu thuật. Nếu sở hữu đôi má căng tròn vừa đủ thì khuôn mặt bạn sẽ tràn đầy sức sống, dễ tạo thiện cảm cho người đối diện. Ngược lại, với khuôn mặt gầy gò và đôi má hóp sẽ khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Do đó, nhiều bạn trẻ lựa chọn phương pháp tiêm filler để có đôi má căng tròn ngọt ngào.

Filler (chất làm đầy) da mặt có thể là những chất tổng hợp hoặc tự nhiên. Chúng được tiêm vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.

  • Filler làm đầy vĩnh viễn: Đây là silicon dạng lỏng. Tuy nhiên chất làm đầy này gây nên nhiều biến chứng nên đã bị cấm sử dụng.
  • Filler làm đầy không vĩnh viễn: Đó là như như acid hyaluronic, collagen dạng tiêm và radisse, scultra. Loại filler này thường có tuổi thọ từ 4 - 18 tháng.
  • Chất làm đầy bán vĩnh viễn: Đó là loại chất được kết hợp giữa chất làm đầy vĩnh viễn cùng với collagen hay acid hyaluronic.

Phần lớn filler có thể hấp thu vào cơ thể (Ảnh: istockphoto)

Những chất này được tiêm dưới da, còn được gọi là chất độn da, chất làm đầy nếp nhăn và chất làm đầy mô mềm. Chúng được sử dụng để xóa các nếp nhăn khi cười, làm đầy má và môi cũng như điều chỉnh sẹo mụn.

Phần lớn filler có thể hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, tiêm chất làm đầy chỉ có tác dụng tạm thời, kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người. Mặc dù vậy, một số chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có hiệu quả vĩnh viễn hoặc kéo dài rất nhiều năm.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm filler mũi có ảnh hưởng gì không? Những rủi ro bạn cần biết!

Các phương pháp tẩy trắng răng được nhiều chị em tin dùng hiện nay

Tiêm má baby có hại không? Tác dụng phụ khi tiêm filler là gì?

Theo BS Nguyễn Thị Thu Trang - Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ - Bệnh viện ĐKQT Central Park chia sẻ: Thông thường, tiêm filler chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc là từng loại Filler. Có loại chỉ có tác dụng ngắn trong khoảng 4 tháng nhưng có loại lại kéo dài từ 6 đến 12 tháng, thậm chí là nhiều hơn. Ở vị trí khác nhau thì thời gian tiêm cũng sẽ khác nhau nhưng phổ biến là mất khoảng 30 đến 60 phút.

Khi tiêm filler bác sĩ có thể chích tê, ủ tể, đặc biệt nhiều sản phẩm filler cũng có sẵn thuốc tê nên sẽ không gây ra đâu đớn khi tiêm. Trên thực tế, tiêm filler nói chung và tiêm má baby nói riêng là an toàn, không gây biến chứng nếu được thực hiện ở các cơ sở uy tín được cấp phép đầu đủ bởi Sở Y tế. Bên cạnh đó thì bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn cao cùng môi trường vô trùng tốt cũng là yếu tốt quyết định mức độ an toàn khi tiêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác dụng phụ phổ biến

Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ của tiêm filler sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:

  • Vùng da mới tiêm filler bị đỏ
  • Sưng tấy
  • Đau đớn
  • Bầm tím
  • Có cảm giác ngứa
  • Phát ban

Cách làm đẹp này mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh: istockphoto)

Tác dụng phụ ít gặp 

Mặc dù ít xảy ra nhưng bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm
  • Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ
  • U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy
  • Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác
  • Chấn thương mạch máu
  • Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt
  • Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch

Có nên thực hiện tiêm má baby hay không?

Với thắc mắc “có nên tiêm má baby không?”, khi thực hiện tiêm má baby, độ an toàn có được đảm bảo không hay hiệu quả có như quảng cáo không phụ thuộc lớn vào trình độ, tay nghề của các bác sĩ thực hiện và loại filter sử dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu sử dụng các loại filter rõ nguồn gốc xuất xứ, được cam kết chất lượng cùng bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế, bạn có thể an tâm về độ an toàn và kết quả sau khi tiêm như ý muốn.

Ngược lại, nếu bác sĩ không có chuyên môn, kinh nghiệm hay các loại filter sử dụng không có nhãn mác, chứa nhiều thành phần hóa học không rõ thì tốt nhất không nên thực hiện vì vừa dẫn đến nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ vừa không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Nên lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín (Ảnh: istockphoto)

Nội dung liên quan

Bí quyết trẻ mãi không già: Câu chuyện của chuyên gia sắc đẹp Renée  Rouleau

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy hiểm khôn lường từ trào lưu làm đẹp tiêm má baby

Những lưu ý khi tiêm filler má baby

  • Nên tìm đến những cơ sở uy tín và có giấy phép hành nghề.
  • Tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi chọn loại filler.
  • Không tự ý mua các chất làm đầy được rao bán online, chỉ nên mua ở những nhà cung cấp có uy tín, có giấy phép hành nghề, chứng nhận an toàn.
  • Filler phải còn nguyên trong ống tiêm và có bao bì, nhãn mác nguyên vẹn.
  • Kiểm tra cẩn thận ống tiêm.
  • Nhận thức rõ về các rủi ro và tác dụng không mong muốn mà chất làm đầy có thể mang lại.
  • Đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy bạn sắp tiêm, chắc chắn rằng bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào, chẳng hạn như collagen.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Một số thành phần trong filler có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu của bạn.

Những trường hợp không nên tiêm má baby

  • Da của bạn đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì (phát ban, mề đay, mụn bọc…).
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào ghi trên nhãn.
  • Bạn bị rối loạn đông máu.
  • Bạn đang mang thai, cho con bú hay dưới 18 tuổi (chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn khi sử dụng filler ở người trẻ tuổi).
  • Da của bạn dễ để lại sẹo (chẳng hạn như bạn dễ bị sẹo lồi…).

Nguồn tham khảo: Tiêm filler có an toàn không? - Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu