5 "món" bất ly thân không thể thiếu trong tủ thuốc của bé sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài việc mua đồ cho ngày vượt cạn, mẹ cũng đừng quên chuẩn bị các loại thuốc cần dùng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ luôn sẵn sàng với những tình huống bất ngờ khi bé ốm đau trong năm đầu đời. 

5 loại thuốc cần dùng cho trẻ sơ sinh mẹ luôn phải thủ sẵn trong nhà

1. Vitamin D nhỏ giọt

Đây là một loại vitamin D3 dạng lỏng. Mặc dù mẹ có thể tắm nắng cho bé hàng ngày nhưng vẫn không thể đảm bảo rằng bé sẽ nhận được đủ liều lượng vitamin D cần thiết. Chính vì vậy sử dụng thêm vitamin D dạng lỏng là một lựa chọn để đảm bảo con được cung cấp lượng vitamin cần thiết đối với sức khỏe của bé.

Với các bé sơ sinh đầu đời, vitamin D sẽ giúp con hấp thu canxi tốt hơn, nhờ đó hệ cơ xương của trẻ phát triển được tốt nhất có thể.

Ngoại trừ vitamin D, các vitamin và khoáng chất còn lại bé đều có thể nhận được thông qua sữa mẹ. Đây cũng chính là lý do để các bác sĩ của viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ nên được bổ sung thêm 400 IU vitamin D3/ngày, tương đương với chỉ khoảng 1 giọt mà thôi. Mẹ có thể cho bé uống mỗi sáng trước khi uống sữa.

Ngoài ra, mẹ đừng quên rằng, trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào cho bé mẹ cũng tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo rằng con không bị thừa vitamin mà ảnh hưởng đến cơ thể bé.

2. Kem chống hăm

Vì làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên trẻ sơ sinh đều có nguy cơ bị hăm da từ mức độ nhẹ đến nặng, bất kể là con có mặc bỉm giấy hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy kem trị hăm nên là sản phẩm luôn cần có mặt trong tủ thuốc cho bé trong những năm đầu đời.

Mẹ có thể tham khảo để lựa chọn ra dòng sản phẩm kem chống hăm phù hợp nhất cho bé nhà mình.

Mỗi lần thay bỉm cho bé, sau khi thay rửa và lau khô cho bé sạch sẽ, mẹ đừng quên thoa một lớp kem trị hăm vào những nơi có nếp gấp như bẹn, kẽ mông cũng như phần khuỷu tay, khuỷu chân, nách, cổ, … Đây là những nơi làn da của con dễ bị khô ráp, tấy đỏ.

Mẹ chỉ cần chịu khó bôi kem trị hăm hàng ngày để làn da của con luôn mềm mại cũng như tránh được nguy cơ hăm tã khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Gạc rơ lưỡi

Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ sơ sinh rất nhiều vi sinh vật sẽ gây mùi hôi. Nếu miệng trẻ không được sạch sẽ và bị bao vây bởi tưa lưỡi sẽ làm cho trẻ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn.

Vì vậy mẹ cần phải giữ khoang miệng bé luôn sạch sẽ để giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn và đặc biệt giúp mát xa lợi, tốt cho quá trình trẻ mọc răng sau này.

Mẹ có thể sử dụng miếng rơ lưỡi, xỏ vào ngón tay, thấm nước muối sinh lý rồi làm sạch lưỡi cho bé hàng ngày. Rơ lưỡi vào buổi sáng khi vệ sinh cho bé hoặc sau mỗi lần tắm đều có tác dụng giúp con làm sạch lưỡi, tránh được nấm miệng.

4. Nước muối sinh lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những cách vệ sinh cho bé sơ sinh đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý.

Vì niêm mạc mũi của bé còn non nớt nên mẹ cần chọn loại nước muối sinh lý đạt tiêu chuẩn an toàn, tốt nhất là nên sử dụng loại nước muối sinh lý chuyên dụng cho bé, vô khuẩn và không chứa chất bảo quản.

Loại nước muối sinh lý thích hợp nhất cho bé là loại nước muối natri clorid được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức là 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết, là dung dịch có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dung dịch trong cơ thể người.

Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi và rơ lưỡi cho bé hàng ngày.

Đặc biệt những khi bé bị cảm cúm, nghẹt mũi thì lọ nước muối sinh lý loại nhỏ sẽ giúp mẹ rửa và thông mũi cho bé một cách dễ dàng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Thuốc hạ sốt – Thuốc cần dùng cho trẻ sơ sinh không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình

Nếu dưới 38,5 độ C thì bé mới chỉ bị sốt nhẹ và cơ thể đang trong quá trình chống chọi với các phản ứng sinh học bất lợi. Lúc này, bố mẹ nên cho bé mặc quần áo mát, uống nhiều nước và các loại chất lỏng như súp, nước hoa quả, … cũng như lau người để giúp con hạ sốt.

Khi bé sốt từ 38,5 độ C trở lên, lúc đó mới cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý rằng, liều lượng thuốc hạ sốt cần được uống theo cân nặng của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi cho bé uống.

Nếu con sốt kéo dài trên 2 ngày, có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, nôn mửa, … thì mẹ nên đưa bé đi khám sẽ tốt hơn.

Theo The Asianparent

Xem thêm bài liên quan:

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nghe bác sĩ Trương Hoàng Hưng ở Mỹ bày cách dùng thuốc ho cho trẻ để không hại con!

8 loại thuốc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương