Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý thường gặp này ở trẻ nhỏ. Tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng mất nước, sụt cân nhanh. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ qua các loại thực phẩm một cách hợp lý và khoa học.
Một số dấu hiệu cơ thể khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Lượng chất hấp thu chỉ bằng 60% so với bình thường. Lúc này cơ thể trẻ thường có các dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ nhanh chóng bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Mẹ nên tìm kiếm những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bù đắp lại phần năng lượng bị thiếu hụt.
Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể của trẻ bị mất nước một cách trầm trọng. Vì vậy mẹ cần cho bé uống nước với lượng phù hợp để bù lại. Khi cơ thể không đủ lượng nước cần thiết sẽ có thể dẫn đến một số căn bệnh khác.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy
Việc xây dựng thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy cũng cần tuân thủ một số những nguyên tắc sau:
Điều chỉnh lịch trình ăn hàng ngày của trẻ
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày đối với trẻ bị tiêu chảy: Thay vì cho trẻ ăn ba bữa như trước đây, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành các bữa phụ cùng đồ ăn nhẹ. Như vậy, sẽ ít gây áp lực lên trên dạ dày của bé. Bên cạnh đó, giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Hãy nhớ nấu bữa ăn với nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể bị mất đi do tiêu chảy.
Nếu may mắn, bệnh tiêu chảy của trẻ có thể tự khỏi trong vòng 1-2 ngày, mẹ nên từ từ cho trẻ quay lại lịch trình ăn uống với các món quen thuộc. Tốt nhất nên cho bé ăn 1 đến 2 bữa chính xen kẽ một vài bữa phụ. Trẻ cần thời gian để làm quen lại với thực đơn thức ăn rắn một lần nữa.
Bổ sung chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết cho trẻ
Mất nước là một trong những tình trạng phổ biến khi trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, mẹ khi chăm sóc trẻ cần cho bé uống thật nhiều nước. Thời gian uống nước lý tưởng là khoảng 1 đến 2 giờ sau khi trẻ bị tiêu chảy. Hoặc mẹ có thể cho bé uống những đồ uống chứa nhiều natri và chất dinh dưỡng. Ví dụ như sữa chẳng hạn. Tối thiểu trẻ nên uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tránh tuyệt đối cho trẻ uống nước trái cây hay nước có gas vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Phần lớn trẻ khi bị tiêu chảy hấp thu khá tốt các thực phẩm nhạt và giàu tinh bột. Những đồ ăn nhẹ như bánh quy mặn cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cố gắng cho bé ăn sữa chua để bổ sung lượng men vi sinh cần thiết, kích thích quá trình tiêu hóa. Mẹ cũng đừng quên tìm hiểu về các loại thực phẩm cần tránh khi bé bị tiêu chảy.
Gợi ý những thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy lý tưởng nhất
Thực đơn bổ sung lượng nước thiếu hụt của cơ thể
– Nước cháo muối: Đem một nắm gạo đem vo sạch rồi cho thêm 1 ít muối và 6 chén nước để nấu chung. Lọc hỗn hợp qua rây rồi cho trẻ uống hàng ngày.
– Nước chuối hoặc hồng xiêm: Mẹ cần đem chuối và hồng xiêm ép cùng với nước sôi. Sau đó, cho thêm ít muối và cùng để trẻ uống.
– Nước cà rốt: Cà rốt sau khi đem về gọt vỏ rửa sạch sẽ được nấu nhừ, trộn thêm 1 thìa cà phê muối và đường. Hỗn hợp được mang đi đun sôi và cho trẻ sử dụng dần.
Thực đơn ăn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, có thể chia thành nhiều cữ trong ngày.
Trẻ trên 6 tháng tuổi
Các món ăn dạng lỏng từ gạo, thịt gà, thịt lợn, cá, khoai tây,… là sự lựa chọn phù hợp. Mẹ không nên chọn các loại rau xanh có nhiều chất xơ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ trên 1 tuổi
Mẹ có thể tham khảo thực đơn hàng ngày như sau: Tầm 6 giờ sáng cho trẻ bú mẹ hoặc sữa bò pha cùng nước cà rốt. Khoảng 9 giờ, cho trẻ ăn thêm bữa thứ hai. Thực đơn gồm thịt gà nạc nấu chung cùng bột gạo và cà rốt, chuối nghiền. Đến 12 giờ, tiếp tục cho trẻ bú sữa. Khoảng 3 giờ chiều, mẹ cho bé ăn bữa phụ. Thực đơn gồm bột gạo nấu cùng thịt lợn nạc và cà rốt nghiền. Đến 18 giờ lại cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bò pha với cà rốt. Giai đoạn từ 21 giờ đến sáng hôm sau nên cho trẻ tiếp tục bú sữa.
Trẻ từ 7 đến 10 tuổi
Bữa sáng mẹ nên chọn các món nhẹ cho bé kết hợp với một ly sữa đậu nành và 1 quả chuối chín. Bữa ăn nhẹ có thể là một hộp sữa chua. Buổi trưa bắt đầu với một chén súp gà và vài lát bánh mì. Ăn nhẹ tầm xế là bánh quy mặn và một ly sinh tố. Bữa tối bắt đầu với cá nướng, vụn bánh mì và bơ thực vật. Kết hợp thêm cùng một chén khoai tây nghiền và đậu xanh nấu chín. Phần ăn nhẹ gồm 1 cốc kem hay sô cô la nóng không đường.
Tóm lại, thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy cần cung cấp đủ những chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho trẻ. Mong rằng các chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ tìm ra được thực đơn phù hợp nhất cho con yêu.
Xem thêm:
- Trẻ bị đi kiết khác gì với trẻ bị tiêu chảy và lời khuyên hữu ích cho bố mẹ
- Liệu tiêu chảy cấp ở trẻ em có nguy hiểm đến tính mạng?
- Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh – Mẹo hay dành cho mẹ