Chùm ảnh minh họa thủ thuật rạch tầng sinh môn dành cho mẹ sắp vượt cạn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thủ thuật rạch tầng sinh môn,  mẹ sắp sinh có biết quy trình này diễn ra như thế nào? Chi tiết những hình ảnh sống động về các bước rạch tầng sinh môn dưới đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho thủ thuật này.

Bước 1: Gây tê vùng cắt

Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo rằng nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê để vô cảm trong quá trình cắt tầng sinh môn. Mặc dù vậy, khả năng chịu đau của mỗi sản phụ là khác nhau. Trường hợp những bà bầu có giới hạn chịu đau kém thì có thể đề nghị bác sĩ sử dụng thuốc tê để làm giảm đau đớn trong lúc rạch tầng sinh môn.

Đối với thai phụ được thực hiện phương pháp sinh đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng thì không cần tiến hành gây tê ở vùng đáy chậu nữa, vì khu vực này đã được làm tê rồi.

Một số sản phụ khác đã được can thiệp bằng thuốc gây tê tại chỗ từ trước đó, thì cảm giác đau trong lúc rạch tầng sinh môn đã giảm đi rất nhiều lần. Nếu sản phụ có cảm nhận được, thì chỉ thấy bác sĩ thực hiện một vết cắt rất nhanh, cảm giác đau có chăng chỉ nhói lên một chút thoáng qua.

Bước 2: Xác định vị trí cắt

Trước khi thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, bác sĩ sẽ phải xem xét để xác định chính xách hướng rạch, nhưng không được cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn.

Và thường chỉ cần cắt một bên tầng sinh môn là đủ, rất hiếm có trường hợp phải cắt cả 2 bên tầng sinh môn mới có thể đưa thai ra ngoài.

Thông thường bác sĩ sẽ không cắt tầng sinh môn sâu tới cơ nâng hậu môn. Đồng thời cũng không cắt ngang vị trí 9 giờ để tránh vào những tổ chức dễ chảy máu như tuyến Bartholin, các tổ chức xốp vùng âm hộ và cũng không cắt theo đường giữa để tránh nút thớ trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 3: Thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn

Bác sĩ tiến hành cắt tầng sinh môn theo những bước sau:

  • Sản phụ nằm tư thế sinh thường, trong cơn co tử cung, khi tầng sinh môn và âm hộ phồng căng hoặc khi kéo forceps, giác hút dùng một kéo thẳng và sắc cắt tầng sinh môn chếch 450 tại vị trí 7 giờ từ mép sau của âm hộ (thường cắt ở bên phải của sản phụ).
  • Cắt 2 – 4 cm tùy mức độ cần thiết. Đường cắt này sẽ cắt các cơ thắt âm hộ, cơ ngang nông và sâu, cùng với thành âm đạo và da vùng tầng sinh môn.

Thông thường thủ thuật này sẽ được tiến hành bằng kéo thẳng và sắc. Thao tác thực hiện chuẩn xác, nhanh và dứt khoát. Sau khi cắt tầng sinh môn bác sĩ và y tá sẽ tiếp tục tiến hành đỡ đẻ.

Mời mẹ bầu cùng tham khảo thêm về cách thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn qua video dưới đây

(nguồn: Bệnh viện Từ Dũ)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 4: Khâu tầng sinh môn 

Bác sĩ sẽ tiến hành khâu sau khi đã sổ hết rau ra ngoài rồi tiếp tục thực hiện theo các bước sau:

  • Vệ sinh sạch tầng sinh môn và đảm bảo vô khuẩn trước khi khâu.
  • Có thể gây tê tại chỗ trong lúc khâu nếu sản phụ không chịu được đau.
  • Tiến hành khâu: chia làm 3 thì khâu theo từng lớp cấu trúc của tầng sinh môn:

Khâu âm đạo: khâu bằng chỉ tự tiêu, khâu từ trong ra ngoài, hai mép vết khâu và khớp nhau để tránh để lại đường hầm sau khâu.

Khâu cơ: nên khâu gần tới da, khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa 2 lớp cơ và da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khâu da:cũng khâu tương tự như 2 thì kia nhưng có thể sử dụng loại chỉ chậm tiêu hơn chỉ ở âm đạo và lớp cơ.

  • Vệ sinh lại vết khâu và vùng âm hộ.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được coi là thành công khi:

  • Khâu đúng theo giải phẫu tầng sinh môn
  • Không để lại đường hầm sau khâu dễ gây các biến chứng về sau.
  • Khoảng cách giữa các nút chỉ khâu vừa phải, không thít quá chặt và cũng không để quá lỏng.
  • Sau khâu để vết khâu được khô ráo.

Thủ thuật cắt tầng sinh môn không gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ, nhưng lại ảnh hưởng phần nào đến quá trình sinh và cuộc sống sau khi sinh. Rạch tầng sinh môn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và tỷ lệ thiếu máu trong khi sinh do sản phụ mất máu nhiều.

Chính vì vậy sau khi thực hiện thủ thuật này, mẹ sau sinh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết khâu, giúp vùng vết thương sớm lành và mau chóng hồi phục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo Afamily.vn

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương