Rất nhiều bệnh có biểu hiện giống nhau khiến mọi người không phân biệt được. Chỉ đến khi nội soi tiêu hóa mới rõ ràng. Vậy đâu là thời điểm nội soi thích hợp?
Thời điểm thích hợp nội soi tiêu hóa cho trẻ và những lưu ý
Trong quá trình sinh hoạt, nhiều trẻ bị đau bụng, đầy hơi, ợ chua. Đó là có thể do bị rối loạn tiêu hóa, song cũng có thể là viêm ruột thừa. Nhiều phụ huynh chủ quan không cho con đi khám. Đến khi đau quá mới đến nội soi thì phát hiện con có vết loét dạ dày.
Vậy, đâu là thời điểm nội soi tiêu hóa thích hợp cho trẻ?
Thời điểm nội soi tiêu hóa
Trước khi thực hiện nội soi tiêu hóa cho trẻ, ba mẹ nên đưa con đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn dựa trên căn cứ tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu cần thiết phải nội soi tiêu hóa, các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa. Cũng có nhiều bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ, mà không nhất thiết phải nội soi. Tuy nhiên, trẻ cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Nội soi khi con có biểu hiện đáng ngờ
- Nôn nhiều
- Chán ăn
- Đau bụng kéo dài
- Ăn nhiều không lớn
- Đi ngoài ra máu
- Đại tiện phân đen.
Theo các chuyên gia gây mê, ở lứa tuổi của bé với thời gian gây mê ngắn (khoảng 5-15 phút), được sử dụng các loại thuốc mê mới giúp bé tỉnh ngay sau khi nội soi thì không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ sau này.
Phương pháp nội soi tiêu hóa cho trẻ
Với những phương pháp hiện đại thời nay, trẻ sẽ không có cảm giác buồn nôn, đau rát hay khó chịu khi nội soi. Có thể kể đến các phương pháp như:
- Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng qua đường mũi: Ống nội soi sẽ được đưa qua đường mũi, không phải qua đường miệng như thông thường nên không chạm tới vòm khẩu cái ở miệng dó đó trẻ không cảm thấy đau rát hay buồn nôn trong quá trình nội soi.
- Nội soi dạ dày – đại tràng gây mê: Trẻ sẽ được gây mê trong khoảng thời gian ngắn khoảng từ 15 phút để thực hiện nội soi. Các bác sĩ bắt đầu đưa ống nội soi mềm vào sâu bên trọng dạ dày, đại tràng của trẻ (ống nội soi được đưa qua đường miệng nếu trẻ nội soi dạ dày và được đưa qua đường hậu môn từ dưới lên nếu trẻ thưc hiện nội soi đại tràng).
Sau đó bác sĩ sẽ từ từ quan sát các hình ảnh trên màn hình được phản ánh thông qua camera được gắn ở đầu ống nội soi. Phát hiện các thương tổn bên trong để đưa ra phương án tối ưu.
Lưu ý khi nội soi cho trẻ
- Trẻ phải nhịn ăn vào sáng hôm nội soi.
- Ngưng tất cả thuốc đang uống, ngưng kháng sinh ít nhất 1 tháng trước nội soi, các thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI (lansoprazole, omeprazole, esomeprazole….) ít nhất 2 tuần trước ngày nội soi.
- Nếu trẻ đau bụng nghi do viêm loét dạ dày – hành tá tràng mà chưa nội soi được có thể dùng 1 số thuốc giảm triệu chứng mà không ảnh hưởng đến kết quả nội soi và xét nghiệm HP như rebamipide, sulcrafate, phosphalugel.
- Trước khi nội soi trẻ cần được thăm khám với bác sĩ, đo huyết áp, nhịp tim và có thể làm một số xét nghiệm về máu để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý như rối loạn đông máu,..
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không nên thực hiện nội soi gây mê. Bởi tỷ lệ biến chứng cao hơn những phương pháp khác.
Đừng chủ quan
Đó là lời khuyên của TheAsianParent đối với những biểu hiện đáng ngờ của con. Cùng một biểu hiện, song lại có những loại bệnh tật khác nhau. Nên sớm nội soi tại các bệnh viện uy tín để giúp trẻ mau khỏi bệnh và không để lại di chứng sau này.
Theo ThuCuc
Xem thêm:
Mẹ đã biết cách dùng tiếng ồn trắng (white noise) để giúp bé yêu ngủ ngon?
Kinh hoàng chủ mưu vụ hiếp dâm bé gái lại là người bạn thân
Cao điểm hè, Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2019