Ngoài 40 tuổi, thai phụ bị tiền sản giật trở về từ cửa tử

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai phụ bị tiền sản giật là điều không ai mong muốn. Song, nếu biết những dấu hiệu và cách phòng tránh nguy cơ này sẽ giúp mẹ bầu an toàn hơn.

Ngoài 40 tuổi, thai phụ bị tiền sản giật trở về từ cửa tử

Tiền sản giật mang đến nhiều nguy cơ cho thai phụ, trong đó, tệ nhất chính là cả mẹ và con đều tử vong.

Không ai mong muốn điều này cả!

Chính vì vậy, biết trước được những rủi ro do tiền sản giật gây ra sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ thương vong ở thai phụ.

Câu chuyện vừa xảy ra tại Phú Thọ là một ví dụ!

Chạm cánh cửa địa ngục

Mang thai khi lớn tuổi gặp khá nhiều rủi ro

Khoa Sản thường, bệnh viện đa khoa Phú Thọ vừa tiếp nhận một thai phụ ngoài 40 tuổi. Nhận định ban đầu, do tuổi đời của thai phụ đã cao nên gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước đó, thai phụ đã có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ, kèm theo huyết áp tăng cao. Mặc dù thai phụ đã từng có tiền sử bị tiền sản giật trong quá trình mang thai, song người nhà và bệnh nhân chủ quan, không sử dụng biện pháp điều trị.

Và điều tồi tệ nhất cũng đến!

Thai phụ bị tiền sản giật sau gần 1 giờ nhập viện. Mẹ bầu xuất hiện nhiều cơn co tử cung, huyết áp tâm thu tăng lên đến 190 mmHg, hết sức nguy hiểm.

Các bác sĩ đã nhanh chóng chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, tình trạng thai phụ bị tiền sản giật vẫn chưa kết thúc. Khi vừa lên bàn mổ, toàn thân mẹ bầu co giật liên tục, tinh thần hoảng loạn, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, cả ê-kíp được huy động để cứu sống mẹ con.

Bên dưới phẫu trường, các phẫu thuật viên thực hiện lấy thai nhi ra nhanh chóng. Ở phía trên, các bác sĩ tiến hành các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn cho sản phụ gồm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản để thông khí nhân tạo, dùng các thuốc trợ tim và vận mạch.

Đến nửa đêm, em bé ra đời an toàn...

Nhưng bàng hoàng vẫn chưa dừng ở đó!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai phụ bị tiền sản giật vẫn trong vòng nguy hiểm

Rất nhiều thai phụ bị tiền sản giật dẫn đến nguy hiểm tính mạng

Mặc dù con đã cất tiếng khóc chào đời, nhưng tình trạng của mẹ vẫn chưa được cải thiện. Sản phụ vẫn trong tình trạng nguy hiểm, xuất hiện những cơn rung thất sau ngừng tim, mạch và huyết áp chưa thể đo được.

Các bác sĩ vẫn tiếp tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện khử rung tim.

Nhưng mọi việc vẫn không vào đúng quỹ đạo...

Cuối cùng, sau 45 phút cấp cứu tích cực, 2 lần sốc điện, tim của sản phụ đã đập trở lại. Huyết áp đo được tại thời điểm đó là 90/60 mmHg, tình trạng oxy máu ổn định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản phụ được đưa về khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị. Bệnh nhân tiếp tục được thở máy, an thần, duy trì các thuốc trợ tim mạch, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm và điều trị các thuốc phối hợp theo phác đồ.

Sau 25 tiếng đồng hồ thở máy, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Bệnh nhân được cho thoát mê, dừng thở máy và rút ống nội khí quản.

Đừng bao giờ chủ quan với thai phụ bị tiền sản giật

Thường xuyên đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

Theo BS. Cao Việt Hưng, trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản nhi, tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20.

Nguyên nhân

- Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Có người thân trong nhà bị tiền sản giật

- Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ

- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.

- Thiếu máu cục bộ tử cung- nhau thai

Triệu chứng

- Thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt.

- Dấu hiệu tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải.

- Dấu hiệu thần kinh: Đau vùng chẩm, thuốc giảm đau không đỡ, lờ đờ.

- Dấu hiệu thị giác: Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.

- Dấu hiệu tràn dịch đa màng: Bụng, tim, phổi.

Cách điều trị tiền sản giật (Thể nhẹ)

Bà bầu cần thường xuyên nghỉ ngơi

- Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần 1 ngày

- Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái

- Theo dõi hàng tuần, nếu chuyển biến xấu phải nhập viện và điều trị tích cực.

- Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.

- Uống đủ nước (2 – 3l nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt

Cách điều trị tiền sản giật (Thể nặng)

Phải nhập viện và theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.

Theo PhuNuSucKhoe

Xem thêm:

Điều trị tiền sản giật nặng và tiền sản giật nhẹ như thế nào?

Tiền sản giật nỗi lo sợ của phụ nữ mang thai. Làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật?

Tiền sản giật là gì Mắc chứng bệnh này bà bầu có sinh thường được không?

Bài viết của

DAVE