6 lỗi sai nguy hiểm của mẹ bầu khiến thai nhi chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra đủ tháng nhưng cân nặng khi sinh ra dưới 2500g (2,5kg). Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất.
Thai nhi suy dinh dưỡng do mẹ bầu ăn uống không đủ chất hoặc do các vấn đề xảy ra trong quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé sau khi ra đời. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thai nhi suy dinh dưỡng – Hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai là gì?
- Hiện tượng thai nhi suy dinh dưỡng liệu có thể dẫn tới nguy cơ gì hay không?
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân mà các mẹ cần nên biết
- Các biện pháp phòng tránh và khắc phục tình trạng thai nhi suy dinh dưỡng cho mẹ tham khảo
Thai nhi suy dinh dưỡng – Hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra đủ tháng nhưng cân nặng khi sinh ra dưới 2500g (2,5kg). Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất.
Não trẻ phát triển mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ và 6 năm đầu đời. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ khiến não chậm phát triển, trẻ kém thông minh, và nguy cơ cao khi sinh ra sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng so với các bạn cùng trang lứa.
Đừng bỏ lỡ:
Hiện tượng thai nhi suy dinh dưỡng liệu có thể dẫn tới nguy cơ gì hay không?
Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
Lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận…
Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu khi sinh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.
Các vấn đề về cư xử như kích động, gặp vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ ký.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân mà các mẹ cần nên biết
1. Do chế độ dinh dưỡng của mẹ
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn:
- khẩu phần ăn của người mẹ
- kho dự trữ dưỡng chất của mẹ
- quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai.
Vì vậy, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, thai phụ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân. Nhưng thai nhi không hấp thu được cũng làm cho đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
2. Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém
Nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.
3. Thiếu sắt
Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả. Trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp.
Xem thêm Cách phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
4. Ăn đêm
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé.
5. Thai nhi suy dinh dưỡng có thể do mẹ bổ sung sớm canxi
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
6. Nhau thai kém phát triển
Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm. Thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
Đừng bỏ lỡ:
Các biện pháp phòng tránh và khắc phục tình trạng thai nhi suy dinh dưỡng cho mẹ tham khảo
Nhiều mẹ băn khoăn không biết thai nhi suy dinh dưỡng phải làm sao. Sau đây là vài lời khuyên cho các mẹ phòng tránh và khắc phục tình trạng thai nhi nhẹ cân:
1. Mẹ bầu cần ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2. Ăn đủ các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
3. Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi vì khi nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và phòng tránh bệnh tật.
4. Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất kích thích khi mang thai. Ngay đến việc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng gây nguy cơ thiếu cân ở thai nhi.
5. Nên thư giãn tinh thần, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng mệt mỏi trong thai kỳ. Tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.
6. Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái. Tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần theo dõi cả sự phát triển của thai và sức khỏe dinh dưỡng lẫn bệnh tật của mẹ. Nếu chỉ siêu âm thai ở mỗi lần khám thai định kỳ là không đủ.
Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ, có bốn nhóm bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sản phụ mà trong thai kỳ cần tầm soát, đó là: Bệnh lý về máu, tim mạch, bệnh lý hô hấp và nội tiết.
Khi có thai, cơ thể người mẹ giảm đề kháng để tránh hiện tượng đào thải thai, chính vì thế khả năng đề kháng với các loại bệnh cũng giảm. Ông Hải nhấn mạnh chính điều này sẽ khiến các bệnh lý trước đó nếu không tầm soát và kiểm soát sẽ có cơ hội bùng phát.
Theo theAsianparent Singapore, Sản phụ dễ gặp nguy nếu chỉ siêu âm khi khám thai – VnExpress
Xem thêm
- Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
- Ăn gì để dưỡng thai cho tốt? 7 món ngon bổ cho thai nhi tăng cân đạt chuẩn
- Thai 36 tuần nặng 2.4kg có phải bị nhẹ cân? Mẹ nên làm gì để thai nhi phát triển đúng chuẩn?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!