Thai nhi quay đầu ở tuần 28 có phải là dấu hiệu con sẽ chào đời sớm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 có thể coi là sớm hơn so với thông thường. Tuy vậy dấu hiệu này không hẳn đồng nghĩa với việc bé sẽ bị sinh non.

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 có phải là quá sớm?

Xin chúc mừng mẹ đã bước sang tuần thứ 28 của thai kỳ! Tuần thai đánh dấu mốc tam cá nguyệt thứ 3, cũng là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu tăng tốc cả về thể chất và phát triển.

Tuy nhiên gian đoạn này cũng dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Chẳng vậy mà một số mẹ cảm thấy lo lắng khi nhận ra thai nhi quay đầu ở tuần 28. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé sắp chào đời (đồng nghĩa với việc thai nhi có thể bị sinh non)?

Theo các số liệu thống kê cho thấy, thai nhi thường quay đầu ở tuần thứ 34 hoặc 35. Các mẹ mang thai lần 2 thì sẽ thấy muộn hơn (tuần 36-37).

Như vậy nếu em bé của mẹ quay đầu ở tuần thứ 28 sẽ được coi là tình trạng thai nhi quay đầu sớm.

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 có bị sinh non không?

Các bác sĩ cho biết, thai nhi quay đầu sớm trong tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về việc này.

Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho mẹ đó là, nếu em bé quay đầu trước tuần thứ 32 thì mẹ nên tránh vận động nhiều, nếu không em bé sẽ có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, những em bé quay đầu ở vị trí ngôi sau thì cần phải chú ý nhiều hơn, bởi ở vị trí này, quá trình vượt cạn có thể gặp một số rắc rối như:

  • Thời điểm bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng vỡ dễ gây suy thai
  • Nếu không sinh nở kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ
  • Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính
  • Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao

Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu khác để kịp thời đi khám

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 được coi là khá sớm nhưng không có nghĩa là mẹ sẽ bị sinh non. Việc sinh bé còn có nhiều dấu hiệu khác báo hiệu.

Chính vì vậy mẹ cần phải lưu ý đến các biểu hiện sắp sinh như:

  • Ra máu báo
  • Rỉ ối hoặc vỡ ối
  • Tử cung co bóp (cơn gò chuyển dạ)

Nếu có các dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đi khám ngay để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi quay đầu sớm ở tuần 28, mẹ nên lưu ý những gì để tránh bị sinh non?

Mẹ bầu nên hạn chế ngồi quá nhiều

Khi các mẹ bầu có thai nhi đã quay đầu hoặc quay đầu sớm, mẹ hạn chế việc ngồi lâu trên ghế hay ngồi xổm. Đặc biết khi ngồi mẹ nên để đầu gối của mình thấp hơn phần hông.

Các mẹ có thể lựa chọn các loại ghế có hướng đổ người về phía trước hoặc mẹ kê gối lên giúp hông cao hơn đầu gối. Ngoài ra khi ngồi, mẹ nên dùng thêm các loại gối êm ái tránh sự trơn trượt trên bề mặt ghế để có thể thay đổi tư thế khi mẹ bầu ngồi mỏi.

Khi nằm mẹ nên để đầu gối thấp hơn mông khi nằm

Tương tự với trường hợp khi ngồi, thì khi nằm mẹ để phần đầu gối thấp hơn phần mông. Mẹ kê thêm vào mông một miếng đệm hoặc một chiếc gối để nằm, và thay đổi tư thế khi nằm một thời gian dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho thai nhi quay đầu sớm

Nằm nghiêng chính là tư thế khiến cho mẹ bầu cảm thấy ngủ ngon hơn, giảm áp lực cơ thể, và giúp cho quá trình lưu thông máu tốt, đồng thời khi nằm nghiêng sẽ tạo không gian giúp trẻ có thể cử động và dễ tương tác với mẹ hơn.

Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý không nên bê vác nặng, lên xuống cầu thang nhiều, thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng.

Những điều này có thể tác động tới thai nhi, gây ra tình trạng tụt bụng. Từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dạ của em bé và dẫn tới nguy cơ sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương