Làm sao mẹ bầu biết thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Ngoài việc khám thai theo lịch trình, ăn uống dinh dưỡng, ngỉ ngơi phù hợp với bầu để cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh, nhưng có một số dầu hiệu bình thường để cho mẹ bầu được biết hằng ngày thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh!
Thai nhi phát triển khỏe mạnh là khi mẹ bầu có các dấu hiệu sau:
Mẹ có các dấu hiệu thai nghén
Ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu sẽ có các triệu trứng nghén. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng. Đến khoảng tháng thứ 4 – 5, dấu hiệu nghén sẽ dần mất đi đi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thai đạp liên tục
Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong bụng mẹ. Bé bắt đầu đạp và cử động nhẹ nhàng. Đến tháng thứ 6 bé có các phản ứng cụ thể với âm thanh bên ngoài. Do đó mẹ bầu có thể cho bé nghe nhạc để thư giãn và cho bé làm quen với âm thanh.
Để biết em bé của mình luôn khỏe mạnh, trong ngày bạn cần đếm được số lần bé nhúc nhích, cử động, đạp trong bụng bạn khoảng 10 lần. Nếu bé máy quá ít, có thể là do bé mệt, nếu bé máy quá nhiều có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người.
Nhịp tim dao động từ 110 đến 160 nhịp/ phút
Việc khám thai đúng và đủ theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bạn biết được nhịp tim của mẹ và bé và tình trạng của em bé trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Bạn cũng có thể chạm vào bụng của mình, chú ý thì sẽ lắng nghe được nhịp tim của thai nhi. Bằng cách này bạn dễ dàng xác định được em bé của mình đang khỏe mạnh hay không.
Thai nhi hiếu động
Vào khoảng giữa tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những cử động đầu tiên của bé. Đây là những trải nghiệm tuyệt với cho những mẹ bầu háo hức mong chờ đứa con mình ra đời.
Vào thời gian này, bé bắt đầu hoạt động nhiều trong tử cung. Sang tháng thứ 7, bé sẽ phản ứng mạnh với những kích thích như ánh sáng, tiếng ồn và có xu hướng đạp mạnh vào thành bụng mẹ ở tháng thứ 8.
Các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên chú ý đến những cú hích đạp của em bé. Điều này chứng tỏ rằng bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Những cử động của bé sẽ giảm dần vào tháng thứ 9.
Nồng độ đường huyết bình thường
Một trong những nỗi sợ hãi của phụ nữ mang thai đó là bệnh tiểu đường trong quá trình thai nghén. Bởi căn bệnh này dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và em bé.
Chính vì vậy, nếu bà bầu kiểm tra thấy nống độ đường huyết bình thường thì bạn có thể yên tâm một phần rằng em bé của mình đang phát triển khỏe mạnh.
Cảm giác đau nhẹ
Khi thai nhi phát triển càng lớn thì cơ thể mẹ bầu ngày càng nặng nề, khó chịu và mệt mỏi. Chính vì vậy nếu bà bầu thấy có cảm giác đau lưng, đau nhẹ thì vẫn không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, một khi mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhói hoặc quá mức, một cách thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai sản sớm.
Cân nặng tăng đều
Em bé khỏe mạnh là em bé có mức tăng trưởng đều đặn. Thông thường, vào tháng thứ 5 em bé sẽ đạt được chiều dài khoảng 25cm nặng khoảng 300g. Đến tháng thứ 9, bé sẽ có chiều dài khoảng 40-50 cm, cân nặng từ 2,8 đến 3,5kg.
Việc theo dõi sức khỏe và khám thai đều đặn sẽ giúp mẹ có được các thông số cụ thể của bé, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong thai kỳ để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh, chờ đủ ngày đủ tháng chào đời.
Đi tiểu nhiều lần
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vì phải đi tiểu rất nhiều lần bất kể ngày đêm.Trên thực tế, đây là một dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ đang rất khỏe mạnh. Khi thai nhi lớn lên, thai nhi sẽ chèn ép lên dạ dày, bàng quang khiến người mẹ lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu. Hơn nữa, cơ thể người mẹ lúc này phải bài tiết chất thải của 2 người dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Nếu mẹ bầu gặp vấn đề này thì đừng nên lo lắng vì sau khi sinh bé, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.