Thai nhi mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai bao nhiêu là nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển của thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày luôn là sự quan tâm hàng đầu của mẹ bầu, nhất là việc thai nhi mấy tuần thì có tim thai bởi đây là 1 trong những dấu hiệu quan trọng đánh dấu quá trình đồng hành của mẹ và con. Mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu mấy tuần mới có tim thai và 1 số lưu ý để con khỏe mạnh nhé.

Thông tin chung về tim thai

Sau khi gặp được tinh trùng, trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành 2 ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Thai nhi mấy tuần có tim thai?

Tim thai bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. Trong giai đoạn này, tim thai phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành trái tim có 4 buồng và van tim. Trên thực tế, vào tuần thứ 5, tim thai bắt đầu đập nhanh tự nhiên, nhịp tim thai có tốc độ khoảng 80 nhịp/phút mặc dù mẹ không thể nghe thấy.

Nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường?

Theo các chuyên gia y tế và sức khỏe nhi khoa thì nhịp tim bình thường của thai khỏe mạnh ở 7-8 tuần tuổi là 120–160 nhịp/ phút. Tuy nhiên chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào sự tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của thai nhi, nếu chỉ số này quá nhanh trên 180 nhịp/phút hoặc chậm hơn 110 nhịp/phút có thể là dấu hiệu báo động xấu cho thai nhi. Mẹ bầu cần theo dõi để có những giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm?

Như đã nói ở trên, nếu nhịp tim của bé trên 180 nhịp/phút hoặc thấp hơn 110 nhịp/phút đều là dấu hiệu nguy hiểm.

  • Nhịp tim quá nhanh: là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể gặp một số tình trạng như rối loạn nhịp tim, sốt…, hoặc bé gặp các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, tim thai đập nhanh có thể do một số nguyên nhân như thiếu oxy, thai máy nhiều, mẹ mới ăn xong… Nếu các chỉ số siêu âm và khám thai của mẹ vẫn bình thường thì cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu có nghi ngờ bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ cách điều trị
  • Nhịp tim quá chậm: theo các bác sĩ, nhịp tim thấp là dưới 110 lần/phút. Tình trạng này xảy ra có thể là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Ở tuần thứ 6 – 8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Còn dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút

Mẹ có thể nghe thấy tim thai không?

Đến tuần thứ 6 – 7, trái tim của bé đập khoảng 110 nhịp/phút. Trong 2 tuần tiếp theo, nhịp tim sẽ tăng lên 150 – 170 nhịp mỗi phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ.
Với sự giúp đỡ của bác sỹ, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai của bé lần đầu tiên trong khoảng tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 10 của thai kỳ. Bác sỹ sẽ đặt một thiết bị siêu âm cầm tay Doppler trên bụng của mẹ để khuếch đại âm thanh, giúp mẹ có thể nghe được nhịp tim thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ không thể nghe thấy nó? Đừng quá lo lắng, vì có thể là trái tim của bé đang trốn ở góc tử cung của bạn, mặt lưng bé quay ra trước hay bánh nhau của bé nằm mặt trước tử cung của mẹ làm cho Doppler khó tìm mục tiêu.

Đến tuần thứ 20, mẹ có thể dùng tai nghe bình thường để nghe được nhịp tim của bé vì lúc này nhịp đập của thai đã mạnh hơn. Nhịp đập nghe được càng to, rõ ràng chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển tốt.

Để bé có 1 trái tim khỏe mạnh mẹ cần làm gì?

Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cho bé có 1 trái tim khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lựa chọn địa chỉ khám thai tin cậy: Chị em nên lựa chọn 1 bác sỹ sản khoa uy tín và thăm khám định kỳ để bác sĩ nắm được sự thay đổi, phát triển thai nhi qua từng thời kỳ và đưa ra những lời khuyên hợp lý
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho tim mạch: mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng với ngũ cốc, rau lá xanh và protein. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng cường canxi, đồng, phốt pho và thiamine, 4 dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển tim thai
  • Nói không với rượu, bia, thuốc lá…: đây có thể coi là nguyên nhân chính tác động đến việc rối loạn tim thai ở trẻ
  • Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể: Nếu bổ sung lượng đường quá nhiều sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao ảnh hưởng đến hệ tim mạch của mẹ và bé
  • Lên kế hoạch tập thể dục: Nếu có 1 thai kỳ khỏe mạnh thì bạn cũng đừng nên bỏ qua các bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu. Tập thể dục không những giúp giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, huyết áp, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…cho mẹ mà còn giúp tăng cường sức khỏe tim thai và hoạt động não bộ của bé

Tạm kết

Từ lúc biết mình mang thai đến khi lần đầu nghe được tim thai, hẳn mẹ không tránh khỏi cảm giác mong chờ. Ngoài việc băn khoăn thai nhi mấy tuần thì có tim thai, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ nên đi thăm khám kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi